Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm), trong khi loại rượu cổ xưa nhất thế giới được cho là rượu làm từ gạo ở Trung Quốc ra đời cách đây 9.000 năm.

Thế nhưng, kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học từ Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italy, Israel và Gruzia mới công bố lại cho thấy cộng đồng người sống tại khu vực miền Nam Caucasus đã uống rượu vang từ trước đó rất lâu, cách đây hơn 8.000 năm.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu suốt 4 năm tại hai di chỉ khảo cổ ở Gadachrili Gora và Shulaveris Gora, cách thủ đô Tbilisi của Gruzia khoảng 50km về phía Nam.


Việc uống rượu làm từ nho đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới.

Trước đó, giới khảo cổ cũng đã phát lộ nhiều mảnh vỡ từ những chiếc bình gốm cỡ lớn có thể chứa tới 300 lít nước. Bên ngoài những bình gốm này có trang trí các họa tiết liên quan tới nho.

Theo chuyên gia Stephen Batiuk thuộc trường Đại học Toronto (Canada), nhóm nghiên cứu đã sử dụng những công nghệ mới để giám định các mảnh vỡ của bình gốm, cũng như những vết cặn bên trong bình.

Các kết quả phân tích hóa học đã xác định được axít tartaric, dấu vân tay, nho và rượu. Ngoài ra, còn có 3 loại axít hữu cơ là axít malic, axít succinic và axít citric trong cặn đọng bên trong những chiếc bình này.

Điều này cho thấy việc uống rượu làm từ nho đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới, khoảng năm 6.000 trước Công nguyên, tức là trước 600-1.000 năm so với thời điểm đưa ra trong các nghiên cứu trước đó.

Thời kỳ đồ đá mới được bắt đầu vào khoảng năm 15.200 trước Công nguyên ở khu vực Trung Đông và kết thúc vào khoảng năm 4.500 và 2.000 trước Công nguyên.

Trong suốt thời kỳ này, con người đã bắt đầu xây dựng các trang trại, nuôi gia súc, và chế tác các công cụ bằng đá tinh sảo, các đồ thủ công và biết dệt vải.

Theo ông Batiuk, ở thời điểm này, người dân trồng nho với năng suất cao, dưới điều kiện môi trường tương tự điều kiện hiện nay ở Pháp và Italy. Rượu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội thời bấy giờ và việc chế tác đồ gốm sứ cũng được ra đời trong thời kỳ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 02/01/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 29/12/2024
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/12/2024
Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?

Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao khủng long bạo chúa có cơ hàm mạnh đến vậy. Sự khác biệt đến từ cấu trúc cơ và khớp hàm dưới của chúng.

Đăng ngày: 16/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News