Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Loại rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới có thể có nguồn gốc từ Italy. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này sau khi tìm thấy dấu vết của nho lên men 6.000 năm tuổi tại đảo Sicily, miền Tây Italy. Phát hiện này đã được đăng trên tạp chí Microchemical.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích chất cặn trong những chiếc bình đất nung được tìm thấy trong một hang động trên Núi Kronio, gần vùng Agrigento của Italy.

Nhà hóa học Enrico Greco thuộc Đại học Catania cho rằng khu vực này có thể là địa điểm linh thiêng để dâng vật phẩm cho các vị thần.

Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới
Loại rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới có thể có nguồn gốc từ Italy. (Ảnh minh họa).

Các bình đất nung được để trong hang nên không bị chôn vùi và chất cặn trong bình được bảo quản qua nhiều thế kỷ dù đã đông cứng.

Các công nghệ phân tích, trong đó có phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân, cho thấy có thành phần axit tartaric, một axit cơ bản trong nho.

Các nhà nghiên cứu đã loại trừ đây là cặn chất béo có nguồn gốc từ thịt hay dầu, và do không có dấu vết của hạt hay vỏ nho, nhóm nghiên cứu kết luận đây là dấu vết của nho lên men. Sau đó. các nhà khảo cổ xác định niên đại của mẫu vật bằng cách so sánh với các bình gốm khác ở các địa điểm gần đó.

Phát hiện trên rất quan trọng vì nó chứng tỏ nho lên men đã có từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, tức là sớm hơn khoảng 3000 năm so với những vết tích đầu tiên của nghề trồng nho được ghi nhận trước đây tại Italy.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn thận trọng chưa khẳng định chắc chắn đây có phải là rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới hay không.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện vết tích cùng niên đại tại Armenia, song đây dường như là đồ uống từ lựu lên men chứ không phải nho. Ngoài ra, còn có những dấu vết cổ xưa hơn về gạo lên men tại Trung Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh

Đăng ngày: 28/08/2017
Phát hiện bộ xương

Phát hiện bộ xương "Nữ hoàng Đỏ" của người Maya

Xung quanh hộp sọ là chiếc vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.

Đăng ngày: 28/08/2017
Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi

Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi

Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu tin rằng người đàn ông bị nhiễm ký sinh trùng do ăn sinh vật có vỏ còn sống. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh sởi ở thời điểm đó.

Đăng ngày: 28/08/2017
Bảng lượng giác 3700 năm của người Babylon

Bảng lượng giác 3700 năm của người Babylon

Các nhà khoa học Australia vừa giải mã được bảng lượng giác cổ nhất thế giới của người Babylon.

Đăng ngày: 27/08/2017
Ai Cập phát hiện các hầm mộ từ thời La Mã cổ đại

Ai Cập phát hiện các hầm mộ từ thời La Mã cổ đại

Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết các nhà khảo cổ vừa phát hiện 5 hầm mộ từ thời La Mã cổ đại cách đây hơn 2.000 năm.

Đăng ngày: 25/08/2017
Bí ẩn về loài cá heo

Bí ẩn về loài cá heo "mini" không răng sống cách đây 30 triệu năm

Các nhà khoa học thuộc Đại học Charleston đã tái hiện lại sự tiến hóa cũng như phác thảo sơ lược khuôn mặt và hình dáng của loài động vật có vú mũi hếch này.

Đăng ngày: 24/08/2017
Mối liên hệ tiến hóa giữa một hóa thạch cá 400 triệu năm tuổi và loài người

Mối liên hệ tiến hóa giữa một hóa thạch cá 400 triệu năm tuổi và loài người

Hóa thạch cổ đại này đã được khai quật trong một nghiên cứu về đá vôi quanh hồ Burinjuck – cách thủ đô Canberra của nước Úc khoảng 50km về phía Tây Bắc.

Đăng ngày: 23/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News