Phát hiện mới về quá trình hình thành sông Mekong
Mekong, con sông dài thứ 12 trên thế giới và thứ 7 châu Á được hình thành cách đây khoảng 17 triệu năm.
Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất do Khoa Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc thực hiện và được công bố trên tạp chí Địa khoa học tự nhiên số ra mới đây.
Ngư dân đánh bắt cá trên sông Mekong chảy qua tỉnh Kandal, Campuchia. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Giáo sư She Junsheng của Đại học Lan Châu, người dẫn đầu công trình nghiên cứu trên, cho biết bờ dốc của sông là yếu tố chính quyết định việc hình thành các con sông, do vậy việc xác định tuổi của các thung lũng sông Mekong có thể là đầu mối góp phần làm sáng tỏ con sông này được hình thành vào thời gian nào.
Giáo sư She Junsheng và các thành viên đội nghiên cứu đã dùng phương pháp đo sự thay đổi nhiệt độ các mẫu đá thu thập ở thung lũng và nghiên cứu sự phát nhiệt của chúng để xác định tuổi các thung lũng sông Mekong. Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng bờ dốc ở khu vực thượng, trung và hạ lưu thung lũng sông Mekong được hình thành cách đây khoảng 17 triệu năm, từ đó tạo nên con sông này.
Nghiên cứu cũng cho thấy lượng mưa ngày càng nhiều và hiện tượng thời tiết thất thường do mùa mưa mạnh hơn ở khu vực Đông Á đã làm cho bờ sông Mekong trở nên dốc hơn, một dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu cũng dẫn tới sự hình thành con sông.
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, miền Tây Trung Quốc, sông Mekong chảy qua các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Con sông này là tuyến đường thủy thương mại quan trọng giữa miền Tây Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.
