Phát hiện mới về virus MERS-CoV khiến nhiều người lo lắng

Virus Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua đường ruột chứ không chỉ qua đường hô hấp như thông tin từ trước đến nay. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới công bố ngày 15/11.

Phát hiện mới về virus MERS-CoV khiến nhiều người lo lắng
Đường ruột của con người cũng có thể là một đường lây nhiễm MERS-CoV.

Trong công trình đăng tải trên tạp chí Science Advances của Mỹ, nhóm nghiên cứu của Yuen Kwok-yung, nhà vi sinh vật học của Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã nghiên cứu cách virus MERS-CoV lây nhiễm tại các tế bào ruột ở người và mô hình chuột. Họ phát hiện ra tế bào biểu mô ruột ở người rất dễ bị nhiễm virus MERS-CoV và thậm chí còn tạo điều kiện để virus này nhân rộng. Họ đã xác minh phát hiện này trong các cơ quan tế bào đường ruột và cũng tìm thấy bằng chứng nhiễm MERS-CoV qua đường tiêu hóa ở chuột thí nghiệm được cấy thụ thể nhận MERS-CoV ở người.

Chủ nhiệm công trình, chuyên gia Yuen Kwok-yung, cho biết MERS-CoV vẫn tiềm ẩn các nguy cơ vì các biểu hiện chủ yếu của bệnh tương tự như bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và lâu nay con người vẫn cho rằng tiếp xúc hô hấp là con đường lây nhiễm duy nhất. Nghiên cứu mới cho rằng đường ruột của con người cũng có thể là một đường lây nhiễm MERS-CoV.

Hội chứng MERS-CoV do chủng virus corona gây ra và lần đầu tiên được xác định là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vào năm 2012. Kể từ đó, Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận hơn 2.000 ca nhiễm bệnh, bao gồm 710 ca tử vong. Đây được xác định là bệnh lây nhiễm từ người sang người song vẫn có một số ca nhiễm bệnh xảy ra ở những bệnh nhân không tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm khác.

  • Đã chứng minh được lạc đà nhiễm virus MERS-CoV
  • Tạo ra phiên bản biến đổi gene của virus MERS-CoV
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Khám phá giật mình về loài nấm kí sinh biến kiến thành xác sống

Khám phá giật mình về loài nấm kí sinh biến kiến thành xác sống

Kiến thợ mộc – carpenter ant của rừng mưa nhiệt đới Brazil có một cuộc đời không mấy êm đềm

Đăng ngày: 15/11/2017
Phát hiện vi khuẩn tả

Phát hiện vi khuẩn tả "siêu mạnh" đều từ châu Á

Nghiên cứu mới đây cho thấy những trận dịch tả lớn đều do các vi khuẩn có nguồn gốc từ châu Á, mở ra hi vọng kiểm soát được căn bệnh này trên toàn cầu.

Đăng ngày: 14/11/2017
Nhà khoa học 87 tuổi giải mã bí mật trồng lúa bằng… nước nhiễm mặn

Nhà khoa học 87 tuổi giải mã bí mật trồng lúa bằng… nước nhiễm mặn

Chúng ta biết rằng, quá trình trồng lúa truyền thống đòi hỏi những cánh đồng phải được cung cấp đủ nước ngọt.

Đăng ngày: 14/11/2017
Kiến mang trái cây lớn gấp 5 lần cơ thể

Kiến mang trái cây lớn gấp 5 lần cơ thể

Hình ảnh những con kiến nhỏ bé mang và giữ thăng bằng loại trái cây lớn gấp 5 lần kích thước cơ thể một cách dễ dàng được nhiếp ảnh gia Eko Adiyanto ghi lại trong vườn nhà ở West Java, Indonesia.

Đăng ngày: 13/11/2017
Ai cũng tưởng đây là những viên đá kỳ dị nhưng sờ vào mới biết sự thật bất ngờ

Ai cũng tưởng đây là những viên đá kỳ dị nhưng sờ vào mới biết sự thật bất ngờ

Nếu có dịp đến thăm vùng đất khô cằn nào đó ở Nam Phi và Namibia bạn có thể sẽ bắt gặp những

Đăng ngày: 11/11/2017
Gene khiến ruồi đực nôn

Gene khiến ruồi đực nôn "quà cưới" cho ruồi cái

Ruồi giấm Drosophila subobscura thực hiện các nghi thức tán tỉnh đặc biệt nhờ một gene gọi là Fru.

Đăng ngày: 10/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News