Đã chứng minh được lạc đà nhiễm virus MERS-CoV
Các nhà khoa học Hà Lan và Qatar ngày 17/12 thông báo họ đã chứng minh được lạc đà bị lây nhiễm virus gây Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).
>>> Virus giống SARS tấn công Arập Xê-út
Phát hiện mới đã củng cố thêm nghi ngờ cho rằng các loài động vật có thể là nguồn làm bùng phát dịch ở người.
Sử dụng kỹ thuật phân tích gene của virus, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng 3 trong số 14 lạc đà (loại có một bướu) tại một nông trại ở Qatar, nơi có hai người nhiễm MERS-CoV, cũng bị lây nhiễm loại virus hô hấp nguy hiểm này.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu bệnh phẩm lâm sàng gồm niêm mạc mũi, máu và bệnh phẩm trực tràng cùng với mẫu phân từ 14 chú lạc đà sống cùng một chuồng ở Qatar. Trước đó khoảng một tuần, người chủ trang trại này cũng bị chẩn đoán nhiễm virus MERS-CoV.
Ảnh: npr.org
Những mẫu bệnh phẩm được chuyển tới phòng thí nghiệm ở Hà Lan để phân tích gene của virus và xét nghiệm kháng thể.
Kết quả cho thấy virus MERS-CoV tồn tại trong 3 trên tổng số 14 chú lạc đà được xét nghiệm.
Các nhà nghiên cứu cho biết dù không trùng lặp hoàn toàn nhưng sự sắp xếp chuỗi gene của virus ở ba chú lạc đà nhiễm bệnh là rất giống với gene virus được tìm thấy trong hai người bệnh ở cùng khu vực này.
Họ cũng nhấn mạnh rằng trong 14 con lạc đà được xét nghiệm đều có kháng thể chống lại MERS-CoV. Điều này chứng tỏ virus MERS-CoV có thể đã từng lây truyền giữa những động vật này, nên chúng đã tự hình thành cơ chế bảo vệ hệ miễn dịch chống lại sự lây nhiễm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng còn quá sớm để kết luận liệu những con lạc đà trên là nguồn lây MERS-CoV đối với hai bệnh nhân hay ngược lại.
Họ cho biết cần nghiên cứu thêm trước khi có công bố chính thức và không loại trừ khả năng khác là cả người và lạc đà có thể đã bị lây nhiễm virus MERS-CoV từ vật chủ thứ ba chưa được biết tới, hoặc các vật nuôi thông thường khác như gia súc, dê, cừu...
Giống như virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) từng bùng phát tại châu Á năm 2003, virus MERS-CoV cũng gây các triệu chứng cúm và được cho là có thể truyền từ động vật sang người.
Nguy hiểm hơn, virus MERS-CoV có thể gây suy thận và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới 51%.
Tính đến nay, virus MERS-CoV đã cướp đi 71 sinh mạng trong tổng số 163 trường hợp lây nhiễm trên toàn cầu.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
