Phát hiện một mảnh sao chổi ẩn trong thiên thạch

Các nhà nghiên cứu tại Nam Cực vừa phát hiện được một mảnh thiên thạch, nhưng điều lý thú là trong mảnh thiên thạch này có một mẩu sao chổi và giới khoa học đánh giá là thêm một tia sáng chiếu rọi cho chúng ta về sự hình thành của Hệ Mặt trời.

Thiên thạch có tên LaPaz Icefield 02342 được phát hiện tại Nam Cực là một mảnh thiên thạch nguyên thủy thuộc loại chondrite carbonate, đã trải qua rất ít thay đổi kể từ khi hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, vào thời điểm mà Hệ Mặt trời còn đang tự cấu trúc chính nó.

Sau khi phân tích, Viện Khoa học Carnegie tại Washington đã công bố một khám phá vô cùng bất ngờ cái mà họ tìm thấy bên trong.

Phát hiện một mảnh sao chổi ẩn trong thiên thạch
Phần màu đỏ trong mảnh thiên thạch này chính là mẩu sao chổi đã “di cư” từ tận bên lề Hệ Mặt trời xa xôi xuống mặt đất.

Các chondrite carbonate vốn là những vật thể từ các cơ thể mẹ nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, do hậu quả của các vụ va chạm, phóng các mảnh vỡ vào không gian, một số trong đó cuối cùng rơi xuống Trái đất và được chúng ta gọi là thiên thạch.

Phân tích của Viện Khoa học Carnegie đã cung cấp những thông tin có giá trị cho các chuyên gia quan tâm đến sự hình thành của Hệ Mặt trời và các hành tinh của nó: một mảnh sao chổi có kích cỡ rất nhỏ chỉ gần 100 micron, đây là lần đầu tiên một mảnh sao chổi như vậy được phát hiện trên Trái đất.

Nhưng làm thế nào để xác định điều này? Đơn giản là các hình ảnh qua kính hiển vi điện tử và các phân tích sâu hơn cho thấy hàm lượng carbon và nước rất cao, mà đây chính là thành phần cấu tạo của sao chổi.

Sao chổi, giống như các tiểu hành tinh, được hình thành từ các đĩa khí và bụi đã từng bao quanh Mặt trời thời còn “trẻ”. Tuy nhiên hai loại sao này được hình thành tại các khoảng cách khác nhau so với Mặt trời, và do vậy điều này đã ảnh hưởng đến thành phần hóa học của chúng.

So với các tiểu hành tinh, sao chổi nằm cách xa Mặt Trời hơn, tận bên ngoài Vành đai Kuiper, nơi môi trường lạnh hơn nên chứa nhiều nước đá và carbon hơn.

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Carnegie, khoảng từ 3 tới 3,5 triệu năm sau khi hình thành Hệ Mặt trời, mảnh sao chổi nhỏ này không rõ bằng cách nào đã “lọt” vào bên trong tiểu hành tinh mẹ của thiên thạch LaPaz. Rồi cho tới khi LaPaz bị bắn tung vào vũ trụ và tới Trái đất, thì mảnh sao chổi được Lapaz bao bọc bảo vệ bên ngoài nên vẫn an toàn cho tới nay.

Sự hiện diện của mảnh sao chổi này đã khẳng định rằng Hệ Mặt trời không phải lúc nào cũng có cấu hình như hiện tại.

Thời mới tạo lập, một số hành tinh như sao Thiên Vương hay sao Hải Vương đã nằm gần Mặt Trời hơn nhiều so với ngày nay và nhiều ngôi sao khác cũng đã thay đổi vị trí, di chuyển về phía trung tâm hoặc đi xa hơn ra bên ngoài.

Điều này cho thấy đã có sự biến động lớn trong Hệ Mặt trời. Do đó, mảnh sao chổi này được hình thành ở vành ngoài, đã di cư vào khu vực của Sao Mộc, nơi chondrite carbonate được hình thành.

Như vậy là lần đầu tiên, loài người đã phát hiện được một thiên thể từ tận bên lề Hệ Mặt trời xa xôi “di cư” xuống mặt đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tính dừng chân ở sao Kim rồi mới

NASA tính dừng chân ở sao Kim rồi mới "bật" tới sao Hỏa

Lực hấp dẫn của sao Kim có thể được sử dụng như một chiếc “súng cao su” đẩy tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, giảm đáng kể thời gian và nhiên liệu.

Đăng ngày: 13/07/2020

"Đúng, Stephen Hawking đã nói dối chúng ta về lỗ đen"

Stephen Hawking biết các lỗ đen thực sự phân rã như thế nào, nhưng ông đã kể cho thế giới nghe một câu chuyện khác. Đây là lúc tất cả phải biết được sự thật.

Đăng ngày: 13/07/2020
NASA phát hiện cặp sao lùn nâu

NASA phát hiện cặp sao lùn nâu "kỳ quái"

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 10/7 xác nhận sự tồn tại của hai sao lùn nâu bất thường có khối lượng gấp 75 lần sao Mộc.

Đăng ngày: 13/07/2020
Kế hoạch tìm kiếm hố đen ở rìa Hệ Mặt trời

Kế hoạch tìm kiếm hố đen ở rìa Hệ Mặt trời

Một nhóm nhà nghiên cứu đang kiểm tra giả thuyết hành tinh thứ 9 ẩn ở vành ngoài Hệ Mặt trời có phải hố đen nặng gấp 5 lần Trái đất hay không.

Đăng ngày: 13/07/2020
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện ra “sao neutron đen”

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện ra “sao neutron đen”

Khám phá này có thể thay đổi cách chúng ta hiểu về sự tiến hóa của các ngôi sao trong vũ trụ.

Đăng ngày: 12/07/2020
Ảnh chụp sao chổi xuất hiện cùng lúc với mây dạ quang

Ảnh chụp sao chổi xuất hiện cùng lúc với mây dạ quang

NEOWISE, sao chổi sắp bay qua gần Trái Đất nhất trong 6.800 năm, nổi bật với vệt đuôi dài phát sáng.

Đăng ngày: 12/07/2020
AI giúp các nhà khoa học khám phá cụm 250 ngôi sao

AI giúp các nhà khoa học khám phá cụm 250 ngôi sao

Các nhà vật lý thiên văn đã sử dụng AI để khám phá 250 ngôi sao mới trong dải Ngân hà nhưng được sinh ra bên ngoài thiên hà.

Đăng ngày: 12/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News