Phát hiện mực vây lớn sống ở độ sâu lớn nhất thế giới
Con mực vây lớn mới phát hiện bơi lơ lửng phía trên đáy biển ở độ sâu hơn hàng nghìn mét so với kỷ lục cũ.
Con mực vây lớn bơi phía dưới tàu ngầm. (Ảnh: Alan Jamieson).
Một nhóm nhà nghiên cứu tìm kiếm xác tàu khu trục thời Thế chiến II ở biển Philippine quay hình loài mực bơi ở độ sâu lớn nhất từng được ghi nhận. Lướt phía trên đáy biển ở rãnh Philippine sâu 6.200 m, con mực vây lớn chưa trưởng thành (Magnapinnidae) phá vỡ kỷ lục trước đó của một cá thể cùng loài bơi ở độ sâu 4.700 m bên dưới mặt biển Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học cũng ghi hình 4 con bạch tuộc dumbo với những chiếc vây giống tai voi ở cùng độ sâu. Theo Michael Vecchione, đồng tác giả nghiên cứu, đây là lần thứ hai bạch tuộc dumbo được bắt gặp ở độ sâu lớn như vậy, chứng tỏ quan sát trước đây về loài này tại rãnh Java không phải tình cờ.
"Chuyến lặn này hé lộ nhiều loài động vật thân mềm sống ở phần phía trên của những rãnh đại dương cực sâu", Vecchione, nhà động vật học ở Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) kiêm quản lý động vật thân mềm ở Viện Smithsonian tại Washington D.C, cho biết. Video cũng dấy lên nhiều câu hỏi, làm thế nào mực vây lớn có thể sống ở độ sâu 1.000 - 6.000 m, nơi áp suất có thể cao gấp 600 lần so với áp suất ở mặt biển.
Các nhà nghiên cứu phát hiện con mực vây lớn vào tháng 3/2021 trong lúc tìm kiếm xác tàu khu trục USS Johnston của Hải quân Mỹ bị chìm năm 1944 trong trận chiến vịnh Leyte. Sử dụng tàu ngầm có người lái DSV Limiting Factor, nhóm nghiên cứu ghi hình chuyến lặn sâu ở rãnh Philippine trong hơn 4 giờ.
Vecchione và cộng sự trông thấy con mực vây lớn phía trên đáy biển. Dù tàu ngầm bơi lơ lửng ở quá xa để chụp ảnh chi tiết con mực, các nhà nghiên cứu có thể quan sát những đặc điểm nổi bật của nó như vây đen cực lớn và tư thế bơi. Do xúc tu của con mực tương đối ngắn, các nhà nghiên cứu suy đoán nó chưa trưởng thành. Họ công bố phát hiện vào tháng 12/2021 trên tạp chí Marine Biology.

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
