Phát hiện nguồn gốc loài nấm giết động vật lưỡng cư

Theo nghiên cứu mới, một loại nấm độc đã tàn phá các quần thể lưỡng cư trên khắp thế giới có khả năng có nguồn gốc từ Đông Á.

Một nghiên cứu trên tạp chí Science ủng hộ ý kiến cho rằng ngành buôn bán thú cưng đã giúp làm lây lan các dòng sát thủ của nấm chytrid trên khắp thế giới.

Loại nấm này là nguyên nhân chính dẫn đến việc việc suy giảm đáng kể ở ếch, cóc, sa giông và kì giông.

Vẫn chưa có biện pháp nào kiểm soát hiệu quả bệnh dịch này.

Các tác giả của báo cáo nhấn mạnh nhu cầu cần thắt chặt an toàn sinh học dọc biên giới quốc gia, bao gồm một lệnh cấm về buôn bán các loài lưỡng cư làm thú cưng.

Theo đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Simon O’Hanlon đến từ Trường Quốc học Lon Don, nấm chytrid, còn có tên khoa học là Batrachochytrium dendrobatidis, hoặc Bd, lần đầu tiên được xác nhận là một vấn đề khó giải quyết vào những năm 1990.

Phát hiện nguồn gốc loài nấm giết động vật lưỡng cư
Ếch ương Mỹ ít nhiều miễn dịch với nấm chytrid, nhưng nó giúp truyền bệnh tới các loài lưỡng cư dễ mắc bệnh khác - (Ảnh từ Dirk S).

Ông lý giải: “Đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn chưa thể xác định chính xác nó đến từ đâu. Trong nghiên cứu, chúng tôi giải quyết vấn đề này và chỉ ra rằng có thể lần ngược dấu vết sự tàn phá do dòng giống này gây ra trở lại Đông Á”.

Bd gây ra một loại bệnh gọi là chytridiomycosis, tấn công da động vật, can thiệp tới khả năng điều hòa mức độ nước và các chất điện phân (muối và khoáng chất cần thiết cho các chức năng sinh học quan trọng) của những loài này. Điều này có thể dẫn tới suy tim.

Vài loài bị ảnh hưởng nhiều hơn các loài khác: trong khi loài ếch ưỡng Mỹ (tên khoa học là Rana catesbeiana) có vẻ như miễn dịch khá tốt, các loài lưỡng cư khác lại có tỉ lệ tử vong gần 100%.

Đội nghiên cứu đã thu thập các mẫu nấm từ trên khắp thế giới và sắp xếp các bộ gien của những mẫu này. Họ đã kết hợp những thông tin này với dữ liệu từ các nghiên cứu về bộ gien Bd trước đó, hình thành một bộ 234 mẫu vật.

Điểm bắt đầu

Các thành viên của đội nghiên cứu sau đó đã quan sát mối quan hệ giữa các hình thức nấm khác nhau. Họ đã xác định bốn dòng gien chính, trong đó có ba dòng gien có vẻ đã được phân bố toàn cầu.

Nhưng loại thứ tư bị hạn chế trong bán đảo Hàn Quốc.

Hình thức của dòng nấm Hàn Quốc này có vẻ quen thuộc với khu vực này và cho thấy nhiều điểm trùng lặp di truyền với quần thể chung của nấm chytrid hơn bất kì dòng nào khác. Được đặt tên là BdASIA-1, nó giống tổ tiên của các loại Bd hiện tại khác nhất.

Phát hiện nguồn gốc loài nấm giết động vật lưỡng cư
Nấm chytrid có ảnh hưởng nặng nề tới loài ếch Corroboree cực kì nguy cấp, loài địa phương ở Nam Tablelands của Australia.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bộ gien để ước tính thời điểm dòng nấm sát thủ tách ra khỏi tổ tiên chung gần đây nhất của nó.

Thay vì có niên đại từ hàng nghìn năm trước, như được dự đoán trước đó, loại bệnh này có vẻ đã xuất hiện vào đầu thế kỉ 20, trùng hợp với việc buôn bán các loài lưỡng cư.

Đồng tác giả Giáo sư Matthew Fisher, cũng đến từ Trường Quốc học Luân Đôn, cho hay: “Nghiên cứu của chúng tôi không chỉ chỉ ra Đông Á là điểm xuất phát của nguồn bệnh nấm chết người này, mà còn tiết lộ sự khởi đầu của sự đa dạng nấm chytrid ở châu Á. Do vậy, cho đến khi việc buôn bán các loài lưỡng cư bị bệnh chấm dứt, chúng ta sẽ tiếp tục liều lĩnh đặt sự đa dạng sinh học lưỡng cư toàn cầu không thể thay thế được vào mức độ nguy hiểm”.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science đầu năm nay đã chỉ ra rằng vài loài ếch có lẽ đã phát triển khả năng kháng bệnh. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng còn quá sớm để ăn mừng bất kì dấu hiện phục hồi nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Virus cổ xưa có

Virus cổ xưa có "họ hàng với HIV" đột nhiên trỗi dậy

"Chưa bao giờ HTLV-1 phát triển đến vậy", tiến sĩ Robert Gallo, đồng sáng lập kiêm giám đốc Viện Virus học thuộc Đại học Y Maryland, nơi tìm ra HTVL-1 vào năm 1979 nhận định.

Đăng ngày: 15/05/2018
Quá hiếm: Bụi hoa tre to như chuồng nhốt trâu, bò ở Quảng Ngãi

Quá hiếm: Bụi hoa tre to như chuồng nhốt trâu, bò ở Quảng Ngãi

Có hình dáng giống như cây rơm, chiều cao ước đến 2m, đường kính ở phía gốc hơn 3,5m, bụi hoa tre ở xóm Bờ, xã Trà Khê, huyện Tây Trà được xem là của hiếm vì quá “độc”.

Đăng ngày: 12/05/2018
Kinh dị gián khổng lồ lúc nhúc trên tay người, được làm thú cưng

Kinh dị gián khổng lồ lúc nhúc trên tay người, được làm thú cưng

Khi trưởng thành, loài gián khổng lồ này có thể dài tới 8cm, nặng tới 30gram. So với các loài côn trùng khác, gián khổng lồ cũng có tuổi thọ rất dài, lên tới 10 năm hoặc hơn.

Đăng ngày: 10/05/2018
Cận cảnh cây pơ mu

Cận cảnh cây pơ mu "khủng" gần 1.000 tuổi vừa phát hiện Hà Tĩnh

Đợt thực địa, nghiên cứu tại độ cao 1.445m thuộc tiểu khu 203 (gần biên giới Việt-Lào) vào đầu tháng 5, nhóm nghiên cứu của Vườn Quốc gia Vũ Quang đã phát hiện một quần thể pơ mu mới.

Đăng ngày: 10/05/2018
Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gene

Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gene

Theo Technology Review, phương pháp xử lý hạt bông mới đã tác động tới những vi khuẩn có lợi bên trong để nâng cao khả năng chịu hạn của cây bông.

Đăng ngày: 10/05/2018
Peru cảnh báo rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá với tốc độ nhanh

Peru cảnh báo rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá với tốc độ nhanh

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy nạn phá rừng tiếp tục tăng lên vào năm 2017, với 143.000ha rừng Amazon bị xóa khỏi bản đồ Peru.

Đăng ngày: 10/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News