Phát hiện nguyên nhân siêu vi khuẩn kháng thuốc

Sau quá trình phân tích ADN từ mẫu bệnh phẩm siêu vi khuẩn kháng thuốc Clostridium difficile (C-difficile) lấy từ các bệnh viện trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ 1985-2010, các nhà nghiên cứu gene Anh ngày 9/12 cho biết đã tìm ra nguyên nhân khiến siêu vi khuẩn C-difficile bùng phát và lay lan nhanh chóng trên toàn thế giới chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Kết quả nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Nature Genetics.

Sau quá trình nghiên cứu "cây phả hệ" của siêu vi khuẩn C-difficile trong nhiều năm, các nhà khoa học thấy rằng siêu vi khuẩn nguy hiểm này lây bệnh qua hai chủng khác nhau, nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ là FQR1 và FQR2. Phát hiện này hoàn toàn khác với những công bố khoa học trước đây.

Phát hiện nguyên nhân siêu vi khuẩn kháng thuốc
Hình dạng loại siêu vi khuẩn kháng thuốc có tên Clostridium
difficile dưới kính hiển vi đã được phát hiện ở châu Âu gần đây.

Hai chủng FQR1FQR2 có gene tách biệt khiến chúng có khả năng "miễn dịch" với "fluoroquinolone", vốn được xem là loại kháng sinh đặc trị hiệu quả đối với các trường hợp nhiễm C-difficile từ trước tới nay.

Giáo sư Brendan Wren thuộc Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh London của Anh cho biết kể từ khi các chủng vi khuẩn trên kháng thuốc, chúng không chỉ miễn dịch với thuốc kháng sinh mà dường như sức đề kháng của chủng vi khuẩn này ngày càng mạnh mẽ và bền bỉ hơn.

Dịch lây nhiễm C-difficile do chủng FQR1 lần đầu tiên bùng phát tại Pittsburgh, bang Pennsylvania của Mỹ vào năm 2001, sau đó lan từ vùng Đông Bắc nước Mỹ tới Hàn Quốc và Thụy Sĩ. Trong khi đó, các ổ dịch đầu tiên của chủng FQR2 được phát hiện tại thành phố Montreal ở Canada vào năm 2003. Sau khi lây nhiễm ở Bắc Mỹ, chủng vi khuẩn này xuất hiện ở Australia rồi lan tới châu Âu lục địa.

Tính từ năm 2002-2006, siêu vi khuẩn kháng thuốc C-difficle đã lây lan tại hầu hết các bệnh viện ở Vương quốc Anh, Mỹ, Canada, châu Âu và sau đó nhanh chóng trở thành mối hiểm hỏa đối với sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê trong năm 2009, C-difficile đã khiến 500.000 người mắc bệnh, khoảng 15.000-20.000 trường hợp tử vong tại Mỹ mỗi năm vì viêm ruột tiêu chảy lỏng ở thể nặng.

C-difficile sống hội sinh trong hệ tiêu hóa của người và của các loài gia súc như chó, mèo, trâu, bò, ngựa và các loài thú gặm nhấm. Vi khuẩn này gây bệnh bằng cơ chế sản sinh độc tố, gây tiêu chảy từ thể nhẹ đến thể cấp tính dẫn tới tử vong. Triệu chứng chung là tiêu chảy lỏng, có thể có máu hay chất nhầy, đau bụng, sốt, nhịp tim đập nhanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News