Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất

Các nhà khoa học mới phát hiện khu vực lạnh nhất trên trái đất – nơi nhiệt độ không khí tụt xuống dưới -91 độ C. Với cái lạnh nhất thế giới này thì đợt lạnh mới đây của nước Anh chỉ như... làn gió nóng.

Địa điểm kể trên nằm dọc theo một dãy núi ở Nam Cực. Phát hiện mới sẽ được tiết lộ tại cuộc họp hàng năm của Liên minh Địa lý quốc gia Mỹ trong tuần này.

Theo tờ The Sunday Times, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Mỹ đã sử dụng vệ tinh cùng các kỹ thuật hiện đại khác để tiến hành đo nhiệt độ tại Nam Cực và tìm thấy điểm lạnh -91,2 độ C ở độ cao hơn 3.779m trên ngọn núi Dome Fuji.

Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất
Nơi lạnh nhất thế giới mới tại Nam Cực còn lạnh hơn trạm nghiên cứu Vostok của Nga. (Ảnh: Wikipedia)

Mốc nhiệt độ trên thấp hơn 13 độ C so với mốc nhiệt độ -78,5 độ C mà tại đó CO2 biến đổi từ thể khí sang trạng thái rắn (nước đá khô). Do đó, nếu có mặt tại đây, các bộ phận mắt, mũi và phổi của con người sẽ bị đóng băng trong vòng vài phút.

Các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên vì nó lạnh hơn cả nhiệt độ không khí lạnh nhất thế giới trước đây (-89,2 độ C), được ghi nhận tại trạm nghiên cứu Vostok của Nga ở Nam Cực vào mùa đông 1983.

Thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể còn nhiều điểm lạnh hơn -91,2 độ C nữa. Đặc biệt, nhiệt độ lạnh nhất được đo đạc trong điều kiện trời trong và khô chứ không phải trong những ngày gió hoặc có tuyết.

Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất
Một phụ nữ đi bộ trong ngôi làng Oymyakon, Nga. (Ảnh: Rex Features)

Hồi đầu năm, kỷ lục khu vực lạnh nhất trái đất có người ở thuộc về ngôi làng Oymyakon của Nga với nhiệt độ trung bình trong tháng 1 vào khoảng -50 độ C. Được mệnh danh là “Điểm cực lạnh”, nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận ở Oymyakon là -71,2 độ C. Ngôi làng chỉ có khoảng 500 người sinh sống với duy nhất một cửa tiệm cung cấp các nhu yếu phẩm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?

Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?

Đâu là nguyên nhân gây động đất và động đất có phải là căn nguyên duy nhất gây sóng thần hay không? Có thể dự đoán thời điểm xảy ra cũng như phòng tránh các hiện tượng này được hay không?

Đăng ngày: 27/11/2017
Có nên làm mát Trái Đất bằng cách bắt chước sự phun trào núi lửa?

Có nên làm mát Trái Đất bằng cách bắt chước sự phun trào núi lửa?

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể phun aerosol vào bầu khí quyển để làm mát Trái Đất. Song, một nghiên cứu mới đây lại cho thấy quá trình này là lợi bất cập hại.

Đăng ngày: 27/11/2017
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang

Đăng ngày: 24/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News