Phát hiện ra tế bào không bị ảnh hưởng trong môi trường không gian

Các nhà khoa học vừa có một phát hiện vô cùng quan trọng liên quan đến khả năng tự phòng vệ tự nhiên của cơ thể người khi các phi hành gia thực hiện các sứ mệnh du hành liên hành tinh.

Dựa trên nghiên cứu về các mẫu máu lấy từ các thành viên phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), một vài tháng trong không gian không ảnh hưởng đến tế bào B – tế bào sản xuất kháng thể tự nhiên.

Đây là một tin tuyệt vời, bởi nó cũng đồng nghĩa với việc con người hoàn toàn có thể “tự bảo vệ” mình trước các loài vi khuẩn và virus trong không gian. Nó cũng cho thấy tiêm chủng có hiệu quả trong không gian, mặc dù vẫn còn nhiều đặc điểm khác cần phải xem xét.

Phát hiện ra tế bào không bị ảnh hưởng trong môi trường không gian
Tế bào B của con người khi sống trong môi trường không trọng lực không thay đổi.

"Sống trong không gian trong một thời gian dài liên quan đến mức độ căng thẳng tâm lý gia tăng, phơi nhiễm cấp tính và mãn tính với bức xạ không gian và các thay đổi do trọng lực gây ra. Tất cả đều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch", Guillaume Spielmann, Đại học bang Louisiana (LSU), cho biết.

Tất nhiên, hệ thống miễn dịch của con người không cần phải trong không gian mà ngay trên Trái Đất khi chúng ta không ăn đủ chất, hoặc không ngủ đủ giấc, điều đó có thể khiến chúng ta dễ bị bệnh hơn.

Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy miễn dịch của chúng ta có thể bị lẫn lộn trong không gian, số tế bào miễn dịch trở nên kém hoạt động hơn và một số trở nên hoạt động nhiều hơn.

Trước khi chúng ta bắt đầu những chuyến đi dài qua vũ trụ, chúng ta cần biết thêm về những rủi ro tiềm ẩn và nghiên cứu mới nhất này sẽ vô cùng có ích.

Hiện nay, có một số lượng lớn các nghiên cứu về liên quan đến sự thay đổi của con người trong không gian với môi trường không trọng lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ thể con người mất mật độ xương trong không gian, trong khi nguy cơ ung thư tăng lên (do tác động của bức xạ của Mặt trời) và nhiều chất lỏng chảy lên đầu.

Thực tế, khi chúng ta càng biết nhiều về hệ thống miễn dịch của con người trong không gian, chúng ta càng có thể bảo vệ mình tốt hơn. Với các loại thuốc bổ sung hoặc bổ sung dinh dưỡng đã được đề xuất là một trong những cách bảo vệ các phi hành gia chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, với nghiên cứu mới nhất, chúng ta đã biết thêm về khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể con người trong môi trường không trọng lực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa tái sử dụng SpaceX lập hai kỉ lục trong một ngày

Tên lửa tái sử dụng SpaceX lập hai kỉ lục trong một ngày

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đưa số lượng nhiều kỷ lục là 64 vệ tinh vào quỹ đạo cùng một lúc. Ngoài ra, hãng còn ghi dấu vào lịch sử khi phóng cùng một tên lửa vào không gian ba lần.

Đăng ngày: 12/12/2018
Bí ẩn hành tinh khí khổng lồ với vệt khí heli phía sau

Bí ẩn hành tinh khí khổng lồ với vệt khí heli phía sau

Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị CARMENES trên kính viễn vọng Đài thiên văn Calar Alto ở Tây Ban Nha xác định tổng cộng năm ngoại hành tinh có vỏ bọc khí helium.

Đăng ngày: 12/12/2018
Hành tinh

Hành tinh "nóng như địa ngục", 1 năm dài bằng 4 ngày

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã phân tích toàn cảnh về hành tinh bí ẩn cách chúng ta 646 năm ánh sáng này dựa trên các dữ liệu ban đầu mà TESS thu được.

Đăng ngày: 11/12/2018
Cách ngắm đêm cực đỉnh mưa sao băng Geminid từ Việt Nam

Cách ngắm đêm cực đỉnh mưa sao băng Geminid từ Việt Nam

Theo múi giờ Việt Nam, mưa sao băng Geminid sẽ đạt cao điểm vào đêm giữa ngày 14/12 đến ngày 15/12. Tuy nhiên đã có vài ngôi sao băng "rơi rớt" từ tối 5/12.

Đăng ngày: 11/12/2018
Tàu Voyager 2 rời Hệ Mặt trời, đi vào cõi liên sao

Tàu Voyager 2 rời Hệ Mặt trời, đi vào cõi liên sao

Tàu không gian Voyager 2 rời Trái đất năm 1977, đến hôm 10/12/2018, nó đã chính thức ra khỏi Hệ mặt trời, cách hành tinh chúng ta khoảng 18 tỷ km.

Đăng ngày: 11/12/2018
Phát hiện tín hiệu năng lượng cao đến từ bên ngoài Trái đất

Phát hiện tín hiệu năng lượng cao đến từ bên ngoài Trái đất

Nhóm các nhà vật lý thiên văn đã phát hiện được một tín hiệu của các photon thiên hà năng lượng cao trong dữ liệu của Phòng thí nghiệm Fermi.

Đăng ngày: 10/12/2018
NASA đã làm cho khả năng chụp ảnh của kính thiên văn Hubble tốt lên như thế nào?

NASA đã làm cho khả năng chụp ảnh của kính thiên văn Hubble tốt lên như thế nào?

Chỉ cần nhìn những bức ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy kính thiên văn Hubble đã tốt lên như thế nào theo thời gian.

Đăng ngày: 10/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News