Phát hiện ra vi khuẩn có thể ăn kim loại độc hại trong nước, xử lý được nước thải công nghiệp

Đột phá mới có thể chữa lành những nguồn nước đang bị nhiễm kim loại.

Các nhà khoa học công tác tại Viện Công nghệ Ấn Độ, trực thuộc Đại học Banaras Hindu vừa phát hiện ra một chủng khuẩn có khả năng lọc kim loại độc hại khỏi nước và an toàn với người sử dụng. Trong báo cáo mới được đăng tải trên Tạp chí Kỹ sư Sinh học Môi trường, các nhà nghiên cứu đặt tên cho chủng khuẩn là "Microbacterium paraoxydans".

Phát hiện ra vi khuẩn có thể ăn kim loại độc hại trong nước, xử lý được nước thải công nghiệp
Chủng khuẩn có thể sống trong môi trường chứa một lượng lớn Chromium-6.

Giáo sư Vishal Mishra là người tách được chủng khuẩn, và sinh viên đang lấy bằng tiến sĩ Veer Singh đã dùng nó để tách được độc chất ra khỏi nước. Nếu không, kim loại trong nước sẽ gây ra nhiều bệnh trên người bao gồm ung thư hay suy giảm chức năng của gan và thận.

Theo lời các nhà nghiên cứu, chủng khuẩn có thể sống trong môi trường chứa một lượng lớn Chromium-6, do đó chúng có thể tồn tại đủ lâu trong nước nhiễm độc để tách độc tố ra khỏi nước. Nhóm tin rằng phương pháp loại bỏ độc tố bằng vi khuẩn sẽ hiệu quả hơn những phương pháp lọc thông dụng.

Các giáo sư cũng khẳng định chi phí lắp đặt hệ thống lọc nước bằng vi khuẩn cũng thấp hơn các dây chuyền hiện đại và những chất hóa học đắt đỏ. Trong các thử nghiệm với nước thải công nghiệp, kết quả có được đều làm hài lòng các chuyên gia nghiên cứu.

Việc nhân giống vi khuẩn dễ dàng sẽ giúp các tập đoàn dễ dàng tăng quy mô dây chuyền lọc nước. Công nghệ sẽ giúp cứu lấy hàng triệu người mỗi năm, khi mà nguồn nước sạch đang ngày một hiếm mà số người bỏ mạng mỗi năm vì dịch bệnh xuất phát từ nguồn nước vẫn lên tới con số triệu.

Đây có thể là nguồn sống mới cho những nước cho những nước nghèo, nhưng khu vực dân cư sống cạnh nguồn nước ô nhiễm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây nho lớn lâu đời nhất thế giới bên trong Cung điện Hampton Court

Cây nho lớn lâu đời nhất thế giới bên trong Cung điện Hampton Court

Cây nho lớn của Cung điện Hampton Court là cây nho lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 24/09/2021
Kỹ sư MIT tạo ra cây phát sáng như đèn có thể sạc nhiều lần

Kỹ sư MIT tạo ra cây phát sáng như đèn có thể sạc nhiều lần

Sử dụng hạt nano đặc biệt gắn vào lá cây, các kỹ sư MIT tạo ra một loại “đèn cây” có thể sạc bằng đèn LED.

Đăng ngày: 23/09/2021
Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Xác hàng chục con chim cánh cụt châu Phi đã được tìm thấy trên bãi biển ở Cape Town. Nhà chức trách xác định thủ phạm gây ra cái chết cho chúng là ong mật Cape.

Đăng ngày: 22/09/2021
Trong tương lai, chúng ta có thể sản xuất cà phê không cần trồng cây

Trong tương lai, chúng ta có thể sản xuất cà phê không cần trồng cây

Các chuyên gia lấy tế bào của cây thật và phát triển trong phòng thí nghiệm, tạo ra cốc cà phê có mùi vị giống cà phê thông thường.

Đăng ngày: 22/09/2021
Cây chết giải phóng carbon nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch

Cây chết giải phóng carbon nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch

Nghiên cứu mới cho thấy gỗ mục thải ra tới 10,9 tỷ tấn carbon mỗi năm, tương đương 115% tổng lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 22/09/2021
Bọc màng nhôm cứu cây lớn nhất thế giới khỏi 'giặc lửa'

Bọc màng nhôm cứu cây lớn nhất thế giới khỏi 'giặc lửa'

Lính cứu hỏa California sử dụng màng nhôm bọc kín quanh gốc cây cự sam General Sherman, cây lớn nhất thế giới theo thể tích, để ngăn tác động từ đám cháy rừng.

Đăng ngày: 19/09/2021
Kỳ quái với dáng vẻ

Kỳ quái với dáng vẻ "ngoài hành tinh" của loài côn trùng ăn lá

Trái với dáng vẻ đầy nguy hiểm của nó, châu chấu Brazil cũng chỉ là một loài côn trùng nhỏ hoàn toàn bình thường.

Đăng ngày: 18/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News