Phát hiện rái cá "quái vật" to như sư tử, ăn thịt cả cá sấu
Quái vật rái cá đáng sợ này nặng tới 200kg, được khai quật ở hệ tầng Shungura và Usno ở Thung lũng Lower Omo, Tây Bắc Ethiopia.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Kevin Uno, nhà địa hóa học từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty thuộc Đại học Columbia - Mỹ đã mô tả lại con rái cá đáng sợ từ phần hóa thạch bao gồm răng và xương đùi.
Theo Sci-News, được đặt lên là Enhydriodon omoensis, loài động vật khổng lồ này sống song song với vị tổ tiên nổi tiếng của chúng ta - người vượn Phương Nam - cách đây 3,5 đến 2,5 triệu năm.
Chân dung rái cá "quái vật" và người vượn Phương Nam, bên chiếc bóng của những loài rái cá khác và bóng của con người hiện đại - (Ảnh: Sabine Riffaut / Camille Grohé / Palevoprim / CNRS – Université de Poitiers)
Đây là một loài mới thuộc giống rái cá Enhydriodon đã tuyệt chủng. Dòng họ rái cá khổng lồ này đã cư trú ở lục địa Âu-Á và châu Phi trong kỷ nguyên Miocen, cách đây từ 6 triệu đến 2 triệu năm.
Với cân nặng lên tới 200kg, kích thước cơ thể bằng một con sư tử, Enhydriodon omoensis là loài rái cá to nhất từng được tìm thấy trên Trái đất.
"Điều đặc biệt, ngoài kích thước khổng lồ của nó, các đồng vị trong răng của nó cho thấy nó không phải là lưỡng cư, giống như tất cả các loài rái cá hiện đại. Nó có chế độ ăn của động vật sống trên cạn" - Tiến sĩ Uno cho biết.
Họ hàng rái cá Enhydriodon của nó đều là động vật lưỡng cư, chủ yếu ăn động vật thân mềm, cá da trơn, ngoài ra còn ăn cả những động vật lưỡng cư khác như rùa hay cá sấu, tất cả đều phổ biến trong môi trường nước ngọt châu Phi.
Tiến sĩ Uno và các đồng nghiệp đã thử nghiệm ý tưởng này bằng cách phân tích các đồng vị ổn định của oxy và carbon trong men răng của Enhydriodon omoensis, nhận thấy nó tương tự như ở động vật có vú trên cạn, đặc biệt là mèo lớn và linh cẩu từ trầm tích hóa thạch Omo.
Như vậy, nó có vẻ không yêu thích món cá và tuy thừa sức săn cá sấu và rùa ở trên bờ, nó có thể đã bổ sung thêm vào khẩu phần nhiều loại động vật trên cạn.
Rái cá Enhydriodon đã tuyệt chủng ở châu Phi vào khoảng thời gian chuyển tiếp Plio-Pleistocen, cùng với nhiều loài ăn thịt có kích thước lớn và chuyên biệt về mặt sinh thái học.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Comptes Rendus Palevol.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
