Phát hiện rừng cỏ biển lớn nhất thế giới
Các nhà khoa học hải dương phát hiện rừng cỏ biển rộng hơn 66.000km2 ở Bahamas, giúp tăng đáng kể ước tính về lượng cỏ biển tồn tại trên Trái đất.
Rừng cỏ biển dưới nước. (Ảnh: Tech Explore).
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 1/11, các nhà khoa học mô tả hệ sinh thái cỏ biển ở Bahamas thuộc hàng lớn nhất thế giới. Ước tính rừng cỏ biển bao phủ diện tích ít nhất 66.045km2, theo Austin Gallagher, giám đốc điều hành tổ chức phi lợi nhuận về bảo tồn đại dương Beneath the Waves.
Gallagher cho biết hệ sinh thái này nhiều khả năng là bể chứa carbon xanh (chỉ carbon hấp thụ và lưu trữ bởi hệ sinh thái biển) quan trọng nhất hành tinh. "Carbon tiến vào đại dương thông qua tương tác tự nhiên giữa không khí và mặt biển trong chu kỳ carbon. Cỏ biển hấp thụ lượng carbon này thông qua quang hợp. Khi cỏ biển vận chuyển carbon qua các mô, chôn vùi và lưu trữ trong hệ thống rễ, tạo thành bể chứa carbon. Cỏ biển sẽ lưu trữ carbon vô hạn định", Gallagher nói.
Mục đích nghiên cứu của Gallagher và cộng sự là lập bản đồ cỏ biển ở Bahamas, sử dụng dữ liệu từ 15 con cá mập hổ trang bị thiết bị theo dõi giúp chụp ảnh đáy biển. Thông tin sẽ được kết hợp với các báo cáo từ 2.500 cuộc khảo sát của thợ lặn.
Cỏ biển bao gồm hàng chục loài thực vật có hoa sống hoàn toàn dưới nước, sản sinh năng lượng thông qua quang hợp bằng cách hấp thụ ánh sáng. Giống như họ hàng trên mặt đất, cỏ biển có rễ, lá và có thể tạo ra hạt. Cỏ biển mọc ở vùng nước mặn ven biển trên khắp thế giới, thường tập trung ở khu vực nước nông, nơi ánh sáng Mặt Trời dồi dào hơn. Chúng có thể hình thành thảm cỏ rộng hàng nghìn kilomet vuông.
Do cỏ biển thực hiện quá trình quang hợp, chúng lưu trữ khí nhà kính carbon dioxide rất hiệu quả. Đó là vì quang hợp đòi hỏi thực vật sử dụng ánh sáng Mặt Trời để biến đổi carbon dioxide thành oxygen. Những thực vật dưới nước này đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon, nhờ đó carbon được lưu trữ trong môi trường thay vì trôi nổi tự do trong khí quyển và tiếp tục góp phần gây ấm lên toàn cầu.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
