Phát hiện sao neutron lớn chưa từng thấy, thách thức giới hạn vật lý

Các nhà khoa học vừa phát hiện một ngôi sao neutron lớn nhất từ trước đến nay, với khối lượng khổng lồ được nén lại sát với giới hạn mà các định luật vật lý đặt ra.

Sao neutron là những ngôi sao nhỏ nhất trong vũ trụ, với đường kính có thể chỉ bằng một thành phố trên Trái đất. Nó là một trong những dạng kết thúc của ngôi sao lớn, được tạo nên sau những vụ nổ siêu tân tinh. Ngôi sao đi vào trạng thái vô cùng cô đặc dù có khối lượng rất lớn, nhiều trường hợp hơn cả Mặt trời của chúng ta.

Ngôi sao neutron vừa được phát hiện được đặt tên là J0740+6620, cách chúng ta khoảng 4.600 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 333.000 lần Trái đất và gần 2,17 lần Mặt trời. Tuy nhiên, toàn bộ lượng vật chất khổng lồ đó được cô đặc lại trong ngôi sao có đường kích chỉ hơn 24km.

Theo CNN, sao neutron J0740+6620 đã tiến sát giới hạn một vật thể có thể nén được tổng khối lượng đến bao nhiêu trước khi sụp đổ thành hố đen vũ trụ.


Hình ảnh minh họa của một ngôi sao neutron siêu từ tính. (Ảnh: NASA).

Ngôi sao neutron được xác định là một sao xung, xoay nhanh liên tục và tạo ra sóng radio từ hai cực. Sao xung đóng vai trò như đồng hồ nguyên tử của vũ trụ vì bước sóng mà nó tạo ra mang tính chu kỳ. Các nhà nghiên cứu thiên văn có thể dựa vào thiên thể này để nghiên cứu vũ trụ và thời gian.

Sao neutron J0740+6620 được phát hiện bởi kính viễn vọng Green Bank tại Tây Virginia. Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện của mình trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 16/9. Họ ban đầu không có chủ đích tìm kiếm ngôi sao neutron "kỷ lục" mà chỉ đang nghiên cứu sóng hấp dẫn.

"Chúng tôi muốn phát hiện sóng hấp dẫn của sao xung với kính viễn vọng Green Bank. Để làm được điều đó, chúng tôi cần quan sát những sao xung quay ở tốc độ milli giây. Đây không phải là một bài viết nghiên cứu về sóng hấp dẫn mà chỉ là một trong nhiều kết quả quan trọng chúng tôi đạt được sau quá trình quan sát", Maura McLaughlin, giáo sư vật lý và thiên văn tại Đại học Tây Virginia, cho biết.

Các nhà khoa học vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể trả lời về sao neutron. Giới nghiên cứu thiên văn muốn biết nếu một ngôi sao neutron đạt đến trạng thái "siêu chảy", quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào và đâu là thời điểm trọng lực bắt đầu tác động.

Phát hiện độc đáo của McLaughlin và cộng sự có thể giúp làm sáng tỏ phần nào những bí ẩn của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News