Phát hiện siêu núi lửa ở Hồng Kông
Các nhà địa chất học Hồng Kông (Trung Quốc) tuyên bố đã xác định được vị trí của một siêu núi lửa nằm trên đặc khu này.
Dân Hồng Kông bất ngờ với thông tin siêu núi lửa - (Ảnh: Reuters)
Đây cũng là phát hiện đầu tiên về siêu núi lửa ở miền đông nam Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.
Cục Phát triển và Công trình Dân sự cho biết siêu núi lửa nằm ở khu vực đông nam Hồng Kông, siêu núi lửa cổ đại nằm nghiêng 30 độ và có đường kính nguyên thủy vào khoảng 18km.
Các chuyên gia cho rằng nó giống trường hợp của hõm chảo núi lửa đã sụp đổ, tạo nên miệng núi lửa Taal ở Philippines, cũng như các núi lửa Tambora và Krakatoa ở Indonesia, nhưng với kích thước lớn hơn gấp nhiều lần.
Để được liệt vào dạng siêu núi lửa, nó phải có khả năng phun hơn 1.000km3 tro cho mỗi lần thức dậy, theo Denise Tang của Cục Phát triển và Công trình Dân sự Hồng Kông.
Hiện có khoảng 50 siêu núi lửa được ghi nhận trên Trái đất.
Trong trường hợp ở Hồng Kông, lần hoạt động cuối cùng của siêu núi lửa này diễn ra cách đây 140 triệu năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
