Phát hiện siêu quầng lửa trên ngôi sao siêu mát

Các nhà thiên văn học báo cáo phát hiện một luồng sáng rất mạnh phát ra từ ngôi sao cách Trái đất 471 năm ánh sáng.

Sao siêu mát (UCD) là những ngôi sao hoặc thiên thể dưới sao có nhiệt độ dưới 2,700 K và khối lượng không vượt quá 0,3 lần Mặt trời. Chúng thường có sự phát xạ tia X mờ và yếu, nhưng đôi khi lại giải phóng các siêu quầng lửa sáng chói, sự kiện mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguồn gốc của nó.


Sự bùng phát và mờ đi của siêu quầng lửa GWAC 181229A. (Ảnh: Xin et al).

Trong một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí arXiv vào cuối tháng 12, các nhà thiên văn học từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đã báo cáo phát hiện thêm một siêu quầng lửa như vậy trên ngôi sao SDSS J013333.08 + 003223.7 cách Trái đất 471 năm ánh sáng. Sự kiện được đặt tên là GWAC 181229A dường như là một trong những siêu quầng lửa UCD mạnh nhất từng được phát hiện.

Theo báo cáo, GWAC 181229A có năng lượng nhiệt xạ trong khoảng 55,6 - 92,5 x 10^33 Erg và cường độ từ trường ước tính lên tới 3,6 - 4,7 kilogauss, tương đương 0,36 - 0,47 tesla.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy GWAC 181229A bằng camera trường rộng GWAC tại Đài thiên văn Xinglong. Đây là một trong những cơ sở chính trên mặt đất trong Dự án Theo dõi Vật thể Biến đổi Không gian (SVOM), sứ mệnh chung giữa Trung Quốc và Pháp, dành riêng cho việc phát hiện và nghiên cứu các vụ nổ tia gamma. Nhờ trường nhìn lớn và nhịp khảo sát cao, GWAC rất thích hợp để quan sát các ánh sáng trắng.

Việc phát hiện các siêu quầng lửa mới trên sao siêu mát và nghiên cứu chi tiết về chúng là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của sự kiện này, cũng như sự tương tác giữa từ trường của nó và bề mặt của các ngôi sao siêu mát.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News