Phát hiện siêu Trái đất phủ đầy đá quý, sáng lung linh trong vũ trụ

Các nhà nghiên cứu vừa khám phá ra một hành tinh tỏa sáng lung linh độc nhất vô nhị trong vũ trụ với bề mặt phủ đầy saphhire và ruby.

Được đặt tên HD219134 b, ngoại hành tinh (exoplanet) này thuộc chòm sao Thiên hậu, cách Trái đất 21 năm ánh sáng.

Giới thiên văn học cho biết khác với Trái đất, khả năng lớn HD219134 b không có cấu tạo lõi sắt khổng lồ nhưng dồi dào calci và nhôm, giúp nó sở hữu lượng lớn đá quý.


Hình ảnh mô phỏng hành tinh đá quý HD219134 b. (Ảnh: Đại học Zurich).

“Có lẽ nó lấp lánh ánh đỏ hoặc xanh giống như ruby và sapphire, bởi vì các loại đá quý này chính là ô-xit nhôm, thứ phổ biến trên ngoại hành tinh này”, bà Caroline Dorn, nhà vật lý thiên văn tại Viện Khoa học Điện toán thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho biết.

Với kích thước lớn gần gấp 5 lần Trái đất, HD219134 b còn được gọi là một “siêu Trái đất” và một năm trong chu kỳ thiên văn của nó chỉ bằng ba ngày trên hành tinh của chúng ta.

HD219134 b có thể thuộc một "lớp hành tinh kỳ lạ" mới. Theo giả thuyết về quá trình hình thành, các ngôi sao như Mặt trời được bao quanh bởi đĩa khí và bụi. Còn những hành tinh có cấu trúc giống như Trái đất lại được hình thành từ các vật thể rắn còn sót lại sau khi đĩa khí chứa các tiền tố tạo thành hành tinh bị khuếch tán. Các khối cơ bản này ngưng tụ bên ngoài các tinh vân khi đĩa khí lạnh đi.

HD219134 b là một trong số ba “ứng cử viên” có khả năng thuộc về một loại hành tinh ngoại vi mới, theo công bố của bà Dorn cùng các đồng nghiệp.

Trong quá trình hình thành, các ngôi sao chẳng hạn như Mặt trời được bao quanh bởi lớp khí ga và bụi – nơi chúng được sinh ra. Các hành tinh đá như Trái đất lại hình thành từ các vật thể rắn còn sót lại khi lớp khí ga vây quanh hành tinh ban đầu phân tán. Những khối vật chất này này ngưng tụ lại khi lớp khí ga được làm mát.

“Thông thường, các khối vật chất hình thành tại những vùng nơi nguyên tố tạo ra đá như sắt, ma-giê, silicon cô đọng lại”, bà Dorn giải thích. Quá trình này tạo ra những hành tinh có lõi sắt giống Trái đất. Tuy nhiên cũng có những vùng gần với ngôi sao nên nóng hơn nhiều lần.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng sản xuất ra một loại hành tinh mới, hoàn toàn khác biệt với canxi và nhôm là yếu tố cấu tạo chính cùng với ma giê và silicon, song hầu như không có sắt. “Đó chính là lý do những hành tinh như trên không thể, lấy ví dụ, có từ trường như Trái đất”, nhà nghiên cứu nói.

Bà cho biết đã tìm thấy ba hành tinh có khả năng thuộc loại siêu Trái đất mới và HD219134 b là một trong số đó.

Trước đó, các nhà thiên văn học cũng đã phát hiện ra một "viên kim cương trên bầu trời" khác, đó là hành tinh 55 Cancri e, có bán kính gấp đôi và nặng gấp 8 lần Trái đất. Trong khi bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước và đá granit, 55 Cancri e được kim cương và than chì bao phủ.

Nó là một trong năm hành tinh quay quanh một ngôi sao giống như mặt trời, nằm cách Trái đất 40 năm ánh sáng nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong chòm sao Cự Giải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News