Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh

Mới đây các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra loài ngao cứng châu Á (Meretrix petechialis) có thể tạo ra Erythromycin – một loại kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, ngoài da hoặc ở mắt.

Cụ thể, loại ngao này có thể tổng hợp Erythromycin thông qua các tế bào giàu chất nhầy trong lớp mô bảo vệ bên ngoài.

Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh
Loài ngao cứng châu Á Meretrix petechialis. (Ảnh: AFP).

Erythromycin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Cho đến nay, loại kháng sinh này chỉ được tạo ra từ các chủng xạ khuẩn (hay còn gọi là nhóm vi khuẩn nhân sơ).

Trước khi nghiên cứu, các nhà khoa học luôn thắc mắc một câu hỏi không biết làm thế nào ngao có khả năng chống lại các mầm bệnh vi khuẩn mặc dù sinh sống trong một môi trường nhiều vi khuẩn xung quanh như bùn đất. Đặc biệt cơ thể chúng cũng không có hệ miễn dịch sản sinh tế bào lympho thích nghi.

Để tìm câu trả lời, các nhà nghiên cứu bắt đầu phân tích sự biến đổi gien của ngao trước và sau khi nhiễm khuẩn. Sau đó, nhóm khoa học đã xác định được một gien có khả năng mã hóa enzyme như một phần của quá trình tổng hợp erythromycin.

Giáo sư Liu Baozhong - người đứng đầu nhóm nghiên cứu làm việc tại Viện Hải dương học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (IOCAS) – cho biết: “Chúng tôi cũng ghi nhận việc sản xuất kháng sinh Erythromycin đối với ngao Bến Tre hay có tên khoa học là Meretrix lyrate. Điều này chứng minh các động vật biển không có xương sống có thể tự sản xuất kháng sinh erythromycin”.

Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới sẽ cung cấp cái nhìn sâu mang tính đột phá về khả năng bảo vệ môi trường và miễn dịch của nhóm động vật không xương, cũng như khả năng sản xuất kháng sinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết sau khi cấy gene não người cho chuột thí nghiệm, chúng đã được cải thiện rõ khả năng học tập và ghi nhớ.

Đăng ngày: 07/12/2022
Khám phá kỹ thuật mở rộng âm vực của loài dơi

Khám phá kỹ thuật mở rộng âm vực của loài dơi

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Nam Đan Mạch đã điều tra các kỹ thuật tạo tiếng ồn của dơi Daubenton.

Đăng ngày: 07/12/2022
Rắn nước sọc phương nam chật vật nuốt chửng lươn Mỹ

Rắn nước sọc phương nam chật vật nuốt chửng lươn Mỹ

Con rắn nước sọc phương nam chậm rãi nuốt chửng lươn Mỹ trơn trượt dù con mồi nhiều lần giãy giụa tìm cách thoát thân.

Đăng ngày: 07/12/2022
Mải mê đánh chén, báo săn suýt làm mồi ngon cho sư tử

Mải mê đánh chén, báo săn suýt làm mồi ngon cho sư tử

Con báo săn nhận bài học nhớ đời và suýt bỏ mạng trong giây phút mất cảnh giác.

Đăng ngày: 06/12/2022
Phát hiện xác 700 con hải cẩu quý hiếm bên bờ biển Nga

Phát hiện xác 700 con hải cẩu quý hiếm bên bờ biển Nga

Các quan chức địa phương ngày 4/12 cho biết đã phát hiện khoảng 700 con hải cẩu thuộc loài có tên trong sách đỏ đã chết ở bờ biển Caspi khu vực thuộc Nga.

Đăng ngày: 06/12/2022
Rùa Jonathan trở thành động vật sống lâu nhất trên cạn, 190 tuổi vẫn giao phối tốt

Rùa Jonathan trở thành động vật sống lâu nhất trên cạn, 190 tuổi vẫn giao phối tốt

Hiện nay, ở tuổi 190, Jonathan dài 122cm, giữ nguyên kích thước khi nó tới đảo. Nó thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles, trưởng thành đầy đủ khi 50 tuổi.

Đăng ngày: 05/12/2022
Phát hiện loài tắc kè hiếm gặp ở Việt Nam

Phát hiện loài tắc kè hiếm gặp ở Việt Nam

Một loài tắc kè hiếm gặp vừa được các nhà khoa học phát hiện ở lưu vực sông Giang, tỉnh Khánh Hòa.

Đăng ngày: 05/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News