Phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy dưới vùng biển Clarion Clipperton

Các nhà hải dương học từ Mỹ và Anh phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy trong chuyến thám hiểm vùng biển Clarion Clipperton.

Vùng Clarion Clipperton (CCZ) nằm trên đường đứt gãy chính của Thái Bình Dương, trải dài khoảng 7240km từ Hawaii đến Mexico. Những ngọn núi ngầm tại đây, có thể cao tới 3.000m, là một trong những môi trường ít được khám phá nhất trên Trái đất.

Trong một chuyến thám hiểm do Đại học Hawaii, Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey của Mỹ và Trung tâm Hải dương học Quốc gia (NOC) của Anh phối hợp thực hiện, các nhà hải dương học đã báo cáo phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy tại vùng biển sâu thẳm này, gấp đôi kỷ lục được ghi nhận trước đó.

Phát hiện số lượng cá nhiều chưa từng thấy dưới vùng biển Clarion Clipperton
Một đàn cá chình lớn xuất hiện tại vùng biển Clarion Clipperton. (Ảnh: Astrid Leitner/Jeff Drazen).

Sử dụng tàu lặn có người lái, nhóm nghiên cứu đã ghé thăm ba trong số các ngọn núi ngầm ở CCZ và vùng đáy biển bằng phẳng xung quanh chúng. Trong số những sinh vật được camera ghi lại, đáng chú ý có một đàn cá chình lên tới 115 con. Dựa vào một số mẫu vật bị mắc bẫy, các nhà khoa học đã có thể xác định chúng là Ilyophis arx, một loài cá chình mũi nhọn rất ít được biết tới với chưa đến 10 mẫu vật trong các bộ sưu tập cá trên toàn thế giới.

Những sinh vật thon dài này được quan sát thấy ở trên đỉnh của tất cả các ngọn núi ngầm, nhưng vắng bóng tại đáy biển bằng phẳng xung quanh. Đây là bằng chứng cho hiệu ứng vực thẳm, nơi những ngọn núi cao dưới đại dương hỗ trợ số lượng động vật cao hơn nhiều so với các môi trường sống khác. Ilyophis arx có khả năng chỉ cư trú tại các ngọn núi ngầm.

"Khám phá mới thực sự khiến chúng tôi kinh ngạc", tác giả chính của nghiên cứu Astrid Leitner từ NOC nhấn mạnh. "Chưa từng có báo cáo về số lượng cá nhiều như vậy ở vùng biển Clarion Clipperton, nơi có nguồn thức ăn rất hạn chế".

Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Oceanographic Research Papers vào hôm 17/11.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá mập nhanh nhất thế giới đang lâm nguy

Loài cá mập nhanh nhất thế giới đang lâm nguy

Số lượng cá mập mako tại Bắc Đại Tây Dương đang ở mức báo động do bị đánh bắt quá mức. EU và Mỹ bị chỉ trích khi phản đối các kế hoạch bảo vệ loài này.

Đăng ngày: 25/11/2020
Đáy sâu nhất đại dương quay từ tàu ngầm Trung Quốc

Đáy sâu nhất đại dương quay từ tàu ngầm Trung Quốc

Trung Quốc phát trực tiếp cảnh quay từ tàu ngầm lặn sâu Fendouzhe đỗ ở đáy rãnh Mariana hôm 20/11.

Đăng ngày: 24/11/2020
Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi

Cá bơn bám theo cua hộp để rình mồi

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài cá biển như cá bơn và cá razorfish lợi dụng cua hộp để kiếm bữa ăn dễ dàng.

Đăng ngày: 17/11/2020
Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Trung Quốc tìm thấy tảng đá mang nguồn gốc của sự sống

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy một số hợp chất hữu cơ trong một tảng đá tại vùng biển sâu, có thể làm sáng tỏ nguồn gốc sự sống các sinh vật trên Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2020
Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Tàu lặn Trung Quốc lập kỷ lục đưa người xuống đáy vực sâu nhất Trái đất

Một tàu lặn Trung Quốc đem theo 3 nhà nghiên cứu, đã chạm gần tới đáy của khe vực Mariana, khe vực sâu nhất Trái đất, ở độ sâu 10.909 mét, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Đăng ngày: 13/11/2020
Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Sinh vật khó nắm bắt nhất trong tự nhiên bất ngờ lọt vào ống kính máy quay

Các nhà thám hiểm từ tổ chức khoa học CSIRO lần đầu tiên quan sát thấy loài mực tay dài bí ẩn ở vùng biển Australia.

Đăng ngày: 13/11/2020
Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Phát hiện núi san hô cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Các nhà sinh vật học tìm thấy một núi san hô hình chóp khổng lồ ở Great Barrie Reef, ngoài khơi bờ biển Cape York của Australia.

Đăng ngày: 28/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News