Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Vi sinh vật phát triển mạnh tại một trong những môi trường khắc nghiệt nhất Trái Đất mở ra hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh khác.

Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km
Ảnh phóng đại chụp bằng ánh sáng huỳnh quang cho thấy vi khuẩn xuất hiện dày đặc trong vết nứt đá bazan dưới đáy biển. (Ảnh: CNN).

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Tokyo, Nhật Bản hôm 2/4 công bố phát hiện hàng tỷ vi khuẩn sống trong các vết nứt đá bazan dưới đáy đại dương, ở độ sâu gần 15km so với mặt nước biển. Những vết nứt, nhỏ dưới 1 mm, chứa đầy đất sét giống như các tảng đá ở cả trên và dưới bề mặt sao Hỏa.

Đáy đại dương, hay lớp vỏ đại dương phía trên của Trái đất, được hình thành liên tục trong khoảng 3,8 tỷ năm qua. Đá bazan ở đây được tạo nên bởi hoạt động của núi lửa ngầm do dung nham nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 1.200ºC hóa cứng khi tiếp xúc với nước biển lạnh. Các lỗ thông thủy nhiệt được xem nguồn duy trì sự sống cho các vi sinh vật dưới đáy đại dương, giúp chuyển đổi khoáng chất thành năng lượng, thay vì sử dụng ánh sáng.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Phó giáo sư Yohey Suzuki tại Khoa Khoa học Trái Đất và Hành tinh của Đại học Tokyo, đã khoan sâu 122m vào đáy đại dương tại một vùng biển nằm giữa Tahiti và New Zealand để thu thập các mẫu đá bazan, dao động từ 33 đến 104 triệu năm tuổi. Họ phát hiện vi sinh vật đơn bào phát triển rất mạnh tại các vết nứt nhỏ giữa tảng đá, nơi chứa đầy đất sét giàu khoáng chất. 

Suzuki ước tính có tới 10 tỷ tế bào vi khuẩn sống trong mỗi cm3 của vết nứt. Các nhà khoa học tin rằng hàm lượng sắt bên trong đất sét đã hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng vi khuẩn tại đây.

"Việc phát hiện cộng đồng vi khuẩn phong phú như vậy bên trong đá giống như một giấc mơ", Suzuki nhấn mạnh. "Nó khiến tôi hy vọng một ngày nào đó các dạng sống tương tự có thể được tìm thấy trong môi trường khắc nghiệt trên sao Hỏa".

Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km
Miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).

"Hành tinh đỏ" cũng có lớp vỏ bazan giống như Trái đất hình thành từ 4 tỷ năm trước. Kể từ khi thiết bị thăm dò Curiosity của NASA hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa vào năm 2012, nó đã thực hiện nhiều khám phá tại miệng núi lửa Gale ở trung tâm ngọn núi Aeolis Mons (cao 5.000 m tính từ đáy thung lũng) và tìm thấy rất nhiều đất sét bên trong các vết nứt đá bazan tại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Loài nhện mới vừa được phát hiện khiến không ít chuyên gia ngỡ ngàng vì họa tiết trên cơ thể chẳng khác tranh vẽ. Nhiều người còn đùa rằng, phải chăng Van Gogh lấy ý tưởng từ loài vật này cho kiệt tác của mình?

Đăng ngày: 03/04/2020
Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Không chỉ tạo cảm giác ghê sợ, nấm mốc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh và chúng thật sự rất khó tiêu diệt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

“Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm". Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 28/03/2020
Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Nhờ kỹ thuật chụp ảnh huỳnh quang mới, các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách phân bố phức tạp của các loại vi khuẩn trên lưỡi.

Đăng ngày: 27/03/2020
Những điều cần biết về virus Hanta

Những điều cần biết về virus Hanta

Virus Hanta (hay còn được gọi là vi rút Hantaan) được phát hiện đầu tiên tại sông Hantaan của Hàn Quốc vào năm 1978.

Đăng ngày: 26/03/2020
Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Virus hanta gây tử vong ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Một trường hợp nhiễm virus hanta đã được báo cáo ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch diễn ra đại dịch Covid-19 đang thu hút sự quan tâm của cư dân mạng.

Đăng ngày: 26/03/2020
Phát hiện hợp chất huỳnh quang đặc biệt từ bộ giáp của bọ cạp

Phát hiện hợp chất huỳnh quang đặc biệt từ bộ giáp của bọ cạp

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học mới đây xác định hợp chất huỳnh quang đặc biệt trong bộ giáp của bọ cạp có thể giúp bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng hơn là có các tác dụng đặc biệt khác.

Đăng ngày: 25/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News