Phát hiện tắc kè leo trèo nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu tóc của bạn lúc nào cũng ẩm ướt, chắc khó chịu lắm nhỉ, quá xá bất tiện chứ gì. Đối với Tắc Kè thì ngược lại. Độ ẩm giúp cho tắc kè leo trèo nhanh hơn bằng cách làm cho các sợi lông nhỏ xíu trên chân của chúng dính chặt vào nhau hơn.
Trước đây, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng thằn lằn bám dính được vào tường và các vật thể khác là do chân của chúng tiết ra chất nước kết dính vào các bề mặt của các vật thể.
Nhưng theo nghiên cứu mới đây, công bố trên Tạp chí The Journal of Experimental Biology cho thấy tắc kè không cần sự trợ giúp như vậy.
Các nhà khoa học kéo các sợi lông dính từ các bàn chân của tắc kè và gia tăng độ ẩm trong không khí, và chuyển chúng sang 2 bề mặt riêng biệt: Bề mặt thủy tinh làm bằng chất thạch anh có tác dụng hút nước và một bề mặt làm từ chất Gali có tráng mạ Asen nhằm mục đích chống thấm nước.
Kết quả quan sát được là các sợi lông dính nhỏ xíu, ở các bàn chân của tắc kè kết dính lại với nhau ở bề mặt chống thấm nước chặt chẽ hơn so với ở bề mặt hút nước.
Điều này cho thấy rằng, tắc kè đâu có tiết ra chất nước bám dính nào để hỗ trợ kỹ năng leo trèo thay vào đó chính độ ẩm trong không khí đã làm cho các sợi lông dính nhỏ xíu trên chân của chúng mềm mại hơn và dính chặt vào nhau hơn, cho phép chúng bám vào tường chắc chắn hơn.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Hồ Duy Bình
Địa chỉ: Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Tiền Giang- số 119, ấp Bắc, phường 5,TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Email: [email protected]

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?
Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất
Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.
