Phát hiện tàn tích cụm nhà dài lớn nhất trong ngôi làng Bắc Âu cổ xưa
Các nhà khảo cổ học ở Na Uy đã phát hiện ra tàn tích của một cụm nhà dài Bắc Âu, bao gồm một trong những công trình kiến trúc lớn nhất từng được tìm thấy.
Các cuộc điều tra về đất nông nghiệp tại Gjellestad, miền nam Na Uy, cách Oslo khoảng 85 km về phía đông nam, đã phát hiện ra phần còn lại dưới lòng đất của ít nhất năm ngôi nhà dài.
Theo một tuyên bố của Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Na Uy (NIKU), các ngôi nhà cách khu chôn cất con tàu Viking khoảng 500 m về phía đông bắc được phát hiện vào năm 2018 nhờ quét radar.
Dấu tích của các ngôi nhà dài Bắc Âu được tìm thấy bằng radar xuyên lòng đất.
Các nhà khảo cổ học vẫn chưa xác định niên đại của các ngôi nhà, nhưng con tàu được chôn cất gần đó được cho là có từ cuối thời kỳ đồ sắt trong khu vực, khoảng năm 750 đến 850 sau Công nguyên.
Ngôi nhà dài lớn nhất không có mái che dài gần 60 m và rộng 15. Lars Gustavsen, một nhà khảo cổ học tại Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Na Uy (NIKU), người đã thực hiện khám phá với radar xuyên đất (GPR), cho rằng ngôi nhà dài có thể không có người ở mà được dùng như một phòng nghi lễ.
"Cách giải thích hợp lý nhất về ngôi nhà là như một tòa nhà đại sảnh được sử dụng cho các mục đích tôn giáo, xã hội hoặc chính trị, chứ không phải để ở", Gustavsen cho biết.
Người ta vẫn chưa biết liệu các tòa nhà có trước khi chôn cất con tàu hay không. Gustavsen nói: “Một ngôi nhà tương tự đã được khai quật gần đó vài năm trước và có từ trước thời đại Viking vài trăm năm. Nếu chúng ta có được niên đại tương tự cho những ngôi nhà mới được phát hiện, ít nhất chúng ta có thể cho rằng Gjellestad là một địa điểm quan trọng trong vài thế kỷ".
Con tàu Viking gần đó, dài hơn 19m và rộng khoảng 5m, được tìm thấy trong một gò đất bị san phẳng sau nhiều thập kỷ cày xới. Khoảng 20 ngôi mộ khác được tìm thấy gần đó. Các nhà khảo cổ cho rằng, con tàu từng chứa thi thể của một vị vua hoặc hoàng hậu Bắc Âu, mặc dù không có hài cốt người nào được phát hiện ở đó.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
