Phát hiện tế bào thần kinh "GPS" của loài dơi

Các nhà khoa học Israel đã tìm thấy một tế bào thần kinh mới trên loài dơi, và đây có thể là tế bào quyết định khả năng xác định góc độ và khoảng cách giữa chúng tới một địa điểm nào đó.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature mới đây đã hé lộ, loài dơi có một tế bào thần kinh đặc biệt giúp dơi có thể xác định được góc độ, không gian và khoảng cách giữa chúng và đồ vật, vị trí dễ dàng.

Mặc dù giới khoa học đều biết về việc các tế bào thần kinh giúp loài vật có thể định hướng trong không gian, hoặc thậm chí điều hướng xoay và di chuyển đầu. Trong đó các thử nghiệm đã được thực hiện trên chuột, tuy nhiên đối với loài dơi, mọi thứ có vẻ sẽ rất khác bởi chúng di chuyển trong không gian và hệ thống GPS của loài dơi chắc chắn sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với các loài động vật di chuyển dưới mặt đất.

Phát hiện tế bào thần kinh GPS của loài dơi
Dơi có một tế bào thần kinh đặc biệt giúp dơi có thể xác định được góc độ, không gian... dễ dàng.

Trong một thí nghiệm, nhóm khoa học Israel đứng đầu là Nachum Ulanovsky, thuộc Viện khoa học Weizmann, Rehovot, Israel đã đặt những quả chuối ở giữa một căn phòng và thả loài dơi chuyên ăn hoa quả sinh sống tại Ai Cập bay vào đó. Phần đầu của dơi cũng được gắn một cảm biến giúp theo dõi các tế bào thần kinh khi chúng di chuyển trong căn phòng.

Các nhà khoa học ngạc nhiên khi nhận thấy, một số tế bào thần kinh bị kích thích và truyền tín hiệu liên tục khi con dơi tìm đúng hướng tiếp cận thức ăn, thậm chí tín hiệu này còn trở nên mạnh hơn khi dơi đã tới được chỗ thức ăn.

Các thí nghiệm được lặp lại sau đó nhưng các nhà khoa học đã giấu chuối đằng sau một tấm màn che mờ, sử dụng kỹ thuật làm chệch hướng sóng âm và ngăn chặn mùi thơm của chuối. Mặc dù vậy con dơi vẫn tìm thấy chuối. Tuy nhiên với thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được vấn đề cốt lõi.

Phát hiện tế bào thần kinh GPS của loài dơi
Tế bào thần kinh này là sản phẩm đào tạo của trí nhớ và nó không phản ứng trực tiếp với các kích thích.

Khi loài dơi bay đi để tìm kiếm thức ăn trong thử nghiệm lần này, vẫn là những tế bào thần kinh trong thử nghiệm trước phát ra tín hiệu bị kích thích. Điều đó có nghĩa rằng, những tế bào thần kinh này là sản phẩm đào tạo của trí nhớ, và nó không phản ứng trực tiếp với các kích thích. Những tế bào thần kinh đóng vai trò định hướng được tìm thấy trong phần não hippocampus (hồi hải mã – một phần của não trước và là cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương), một trong những phần được nghiên cứu nhiều nhất trong não bộ.

Nghiên cứu này phần nào đã làm phong phú thêm sự hiểu biết của giới khoa học nói riêng và con người nói chung về cách não bộ có thể điều hướng cho một chủ thể khi di chuyển.

Phát hiện tế bào thần kinh GPS của loài dơi
Định hướng là một hoạt động có mối liên hệ rất nhiều tới trí nhớ.

Vị trí của các tế bào thần kinh định hướng trong hippocampus và thử nghiệm với loài dơi đã cho thấy, định hướng là một hoạt động có mối liên hệ rất nhiều tới trí nhớ. Điều này góp phần làm sáng tỏ lý do tại sao những người mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer hay đi lạc, khi căn bệnh này thường xuyên tác động lớn tới trí nhớ của bệnh nhân.

Đây là một phát hiện nhỏ, thú vị nhưng chắc chắn sẽ tạo ra một tác động lớn đối với nền y học hiện đại trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài

Loài "rồng biển hồng ngọc" siêu hiếm lên hình lần đầu tiên trong lịch sử

Mới đây, các chuyên gia đã may mắn ghi lại được thước phim về loài

Đăng ngày: 15/01/2017
Phát hiện những con dơi hút cả máu người để sống ở Brazil

Phát hiện những con dơi hút cả máu người để sống ở Brazil

Ta vẫn nghe rằng dơi ăn hoa quả là chủ yếu và thậm chí, nếu có hút máu thì chúng cũng chỉ uống tí chút máu động vật mà thôi. Nhưng điều bất thường đã xảy ra, khi những thứ kinh dị từ truyện và phim ảnh bước ra đời thực.

Đăng ngày: 14/01/2017
Cáo đông cứng trong quan tài băng giữa trời lạnh -30 độ C

Cáo đông cứng trong quan tài băng giữa trời lạnh -30 độ C

Một thợ săn phát hiện xác con cáo xấu số bị đông cứng hoàn toàn trong khối băng lớn bọc quanh cơ thể trên sông Danube, Đức.

Đăng ngày: 14/01/2017
Nhện khổng lồ xả thịt rắn - cảnh tượng khoa học chưa từng thấy bao giờ

Nhện khổng lồ xả thịt rắn - cảnh tượng khoa học chưa từng thấy bao giờ

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học trông thấy nhện tarantula khổng lồ tấn công và xẻ thịt một con rắn to hơn nó nhiều lần.

Đăng ngày: 11/01/2017
10 loài động vật gặp nguy hiểm nhất hành tinh

10 loài động vật gặp nguy hiểm nhất hành tinh

Hổ Siberia, tê giác Java hay sao la là những loài động vật quý hiếm được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nạn săn bắt tràn lan.

Đăng ngày: 11/01/2017
Nhận diện loài chim khốn khổ vì tình ái nhất thế giới

Nhận diện loài chim khốn khổ vì tình ái nhất thế giới

Vì muốn nòi giống của mình đảm bảo được duy trì, chim dẽ điên tình bay cả chục ngàn km để tìm kiếm đối tượng yêu đương.

Đăng ngày: 11/01/2017
Tắc kè hoa càng nhỏ, lưỡi phóng ra càng mạnh

Tắc kè hoa càng nhỏ, lưỡi phóng ra càng mạnh

Điều này giúp chúng có được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với những loài lớn hơn trong việc bắt được những con mồi.

Đăng ngày: 10/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News