Phát hiện thêm một virus do muỗi truyền sang người

Giới chức Mỹ vừa ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Keystone vốn chỉ lây từ muỗi sang các loài động vật.

Theo IFL, bệnh nhân là một thiếu niên 16 tuổi ở vùng Bắc Trung Florida. Trước khi được xác định nhiễm virus Keystone, cậu dự trại hè và thường xuyên bị muỗi cắn vào ban đêm.

Trên tờ Clinical Infectious Diseases, nhóm nhà khoa học từ Đại học Florida mô tả bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, đau họng và phát ban không ngứa không đau lan từ ngực đến bụng, cánh tay, lưng, mặt. Lúc đầu, các bác sĩ cho rằng thiếu niên nhiễm virus Zika nhưng các xét nghiệm chỉ ra virus Keystone mới là thủ phạm.

Phát hiện thêm một virus do muỗi truyền sang người
Cơ thể bệnh nhân 16 tuổi phát ban do virus Keystone. (Ảnh: Clinical Infectious Disease).

Được phát hiện từ năm 1964, virus Keystone thuộc cùng một chủng loài với virus La Crosse, virus Jamestown Canyon, virus viêm não California. Virus này lây lan qua vết muỗi cắn và chủ yếu tấn công động vật ở khu vực từ duyên hải vịnh Chesapaeake đến phía tây Texas. Triệu chứng nhiễm virus Keystone bao gồm phát ban, sốt nhẹ, viêm não.

Ông J. Glenn Morris, Giám đốc Viện Mầm bệnh Phát triển Đại học Florida cho biết y văn chưa từng ghi nhận trường hợp nhiễm virus Keystone ở người, song có khả năng nhiều bệnh nhân bị virus tấn công mà không biết. "Dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng các ca phát ban và sốt không rõ nguồn gốc ở khu vực ven biển phía đông Mỹ thực chất do virus Keystone gây nên", ông Morris nhận định.

Hiện nay, sức khỏe bệnh nhân 16 tuổi đã ổn định. Cậu không xuất hiện triệu chứng viêm não và cơ thể lặn hết nốt ban sau hai ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lo lắng rằng virus Keystone có thể dẫn đến những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng hơn như sốt cao, đau cơ, rối loạn tiêu hóa và tấn công hệ thần kinh như các virus cùng chủng loại với nó. Tốt nhất, để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần tránh để muỗi cắn bằng cách mặc áo dài tay, xịt hoặc bôi thuốc chống côn trùng, che chắn cửa sổ và cửa ra vào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Không chỉ con người, loài ong cũng bị stress vì công việc

Không chỉ con người, loài ong cũng bị stress vì công việc

Mỗi ngày, những chú ong phải thực hiện rất nhiều chuyến đi với những quãng đường dài để thu thập các tài nguyên quan trọng từ phấn và mật hoa.

Đăng ngày: 25/06/2018
Cụ cây thông đỏ “thành tinh”, hơn 450 tuổi vẫn

Cụ cây thông đỏ “thành tinh”, hơn 450 tuổi vẫn "quấn quýt" gây sốc

Mới đây, tại khu vực rừng rậm thuộc trấn Giao Dương, huyện Thượng Hàng, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã bắt gặp một hiện tượng kỳ lạ ở cây thông đỏ.

Đăng ngày: 25/06/2018
Những virus nhân tạo chết chóc mà con người không thể chống đỡ nếu đại dịch xảy ra

Những virus nhân tạo chết chóc mà con người không thể chống đỡ nếu đại dịch xảy ra

May mắn thay, Clade X không phải là virus có thật, và câu chuyện chúng ta vừa nói chỉ là phiên bản giả lập do các nhà khoa học Mỹ thực hiện.

Đăng ngày: 22/06/2018
Thực vật có giới tính không?

Thực vật có giới tính không?

Ở thực vật, như với hầu hết động vật, bộ phận đực gắn liền với sản xuất tinh trùng và bộ phận cái gắn với trứng.

Đăng ngày: 21/06/2018
Cảnh vi khuẩn ăn DNA để có thể tiến hóa thành chủng kháng kháng sinh

Cảnh vi khuẩn ăn DNA để có thể tiến hóa thành chủng kháng kháng sinh

Dưới kính hiển vi, hai đốm sáng màu xanh lá này là những con vi khuẩn Vibrio cholerae – loại mầm bệnh gây ra dịch tả.

Đăng ngày: 21/06/2018
Hoa muồng hoàng hậu đẹp, đang nở rộ ở Hà Nội có gì thú vị?

Hoa muồng hoàng hậu đẹp, đang nở rộ ở Hà Nội có gì thú vị?

Loài hoa này vừa đẹp vừa có mùi thơm nên được trồng nhiều trên các con phố Hà Nội để trang trí và lấy bóng mát.

Đăng ngày: 20/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News