Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ trụ

Các nhà thiên văn tại Đại học Công nghệ Swinburne và Đại học Quốc gia Australia (ANU) phát hiện thiên hà xoắn ốc A1689B11 có độ tuổi khoảng 11 tỷ năm.

Đây là thiên hà cổ xưa nhất từng được phát hiện, hình thành chỉ 2,6 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang. Kết quả nghiên cứu được công bố trên thư viện trực tuyến của Đại học Cornell, Mỹ, hôm 30/10.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật cao cấp khi kết hợp thấu kính hấp dẫn với thiết bị tiên tiến là máy quang phổ cận hồng ngoại (NIFS) đặt trên Kính thiên văn Gemini North ở Hawaii (Mỹ) để xác định đặc điểm và tính chất xoắn tự nhiên của thiên hà này. Các thấu kính hấp dẫn là kính viễn vọng lớn nhất trong tự nhiên, được tạo ra bởi các cụm thiên hà khổng lồ và vật chất tối. Cụm thiên hà uốn cong và khuếch đại ánh sáng của các thiên hà đằng sau nó giống như một thấu kính bình thường nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều.

Phát hiện thiên hà xoắn ốc cổ xưa nhất vũ trụ
Thiên hà xoắn ốc A1689B11.

Tiantian Yuan, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Swinburne, cho biết: "kỹ thuật này cho phép chúng ta nghiên cứu những dải ngân hà cổ xưa với độ phân giải cao có khả năng phát hiện những chi tiết chưa từng thấy. Chúng ta có khả năng nhìn lại 11 tỷ năm trước trong đúng thời điểm và chứng kiến trực tiếp sự hình thành của những cánh tay xoắn ốc ban sơ của một thiên hà”.

Đồng tác giả, TS. Renyue Cen (Đại học Princeton) cho biết, việc nghiên cứu về những dải thiên hà xoắn ốc cổ xưa như thiên hà A1689B11 là chìa khóa để khám phá về bí ẩn của thời điểm và cách thức dãy Hubble xuất hiện.

Thiên hà xoắn ốc là dạng cực kỳ hiếm trong vũ trụ lúc mới hình thành. Khám phá mới về A1689B11 sẽ giúp chúng ta tìm hiểu làm thế nào các thiên hà chuyển từ trạng thái hỗn độn sang dạng đĩa mỏng và yên tĩnh giống như dải Ngân hà ngày nay.

Các thành viên của nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nhiều đặc điểm gây ngạc nhiên về thiên hà A1689B11 như tốc độ hình thành nhanh gấp 20 lần so với các thiên hà ngày nay. Đây cũng là đặc điểm của những thiên hà trẻ khác cùng khối lượng trong vũ trụ sớm. A1689B11 có dạng đĩa mỏng, xoay tròn nhẹ nhàng với một chút biến động. Dạng thiên hà xoắn ốc như thế này là dạng cực kỳ hiếm trong vũ trụ sớm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý thuyết mới về sự hình thành Mặt trăng

Lý thuyết mới về sự hình thành Mặt trăng

Bạn đã bao giờ nhìn lên Mặt trăng và tự hỏi,

Đăng ngày: 23/11/2017
Dấu vết nước lỏng chảy trên sao Hỏa có thể không chính xác

Dấu vết nước lỏng chảy trên sao Hỏa có thể không chính xác

Những đường rãnh sẫm màu trên sao Hỏa chỉ đơn thuần là dấu hiệu của cát chảy hoặc bụi trong bài báo công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 20/11.

Đăng ngày: 22/11/2017
Sự thật về thiên thạch

Sự thật về thiên thạch

Thiên thạch, đá trời nói chung là một danh từ tổng quát đặt tên cho các vật thể từ không gian va chạm vào bề mặt Trái đất.

Đăng ngày: 22/11/2017
Bụi vũ trụ có thể hất văng sinh vật sống trên khí quyển

Bụi vũ trụ có thể hất văng sinh vật sống trên khí quyển

Những hạt bụi vũ trụ lao qua Trái Đất mỗi ngày có thể đẩy sinh vật sống trên khí quyển văng vào không gian.

Đăng ngày: 22/11/2017
Hệ thống giải cứu phi hành gia nếu tên lửa đẩy phát nổ

Hệ thống giải cứu phi hành gia nếu tên lửa đẩy phát nổ

NASA sử dụng hệ thống hủy phóng LAS để cứu phi hành gia nếu tên lửa chở tàu Orion phát nổ.

Đăng ngày: 22/11/2017
Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Phát hiện thiên thể đến từ Hệ Mặt Trời thứ hai trong vũ trụ

Các nhà khoa học xác nhận rằng vật thể bí ẩn bay ngang qua Mặt Trời hồi tháng trước đến từ một Hệ Mặt Trời khác trong vũ trụ.

Đăng ngày: 21/11/2017
Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Lò phản ứng hạt nhân không gian giúp thuộc địa hóa sao Hỏa

Theo NASA, công nghệ lò phản ứng hạt nhân không gian có thể cung cấp năng lượng cho những cư dân sao Hỏa, biến đổi các nguồn tài nguyên trên hành tinh đỏ thành nước, oxy và nhiên liệu.

Đăng ngày: 20/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News