Phát hiện thuốc ngăn virus HIV sinh sản trong tế bào
Loại thuốc dCA được dùng kết hợp thuốc kháng virus hiện tại sẽ có tác dụng ngăn sự sinh sản của HIV và không lây sang các tế bào khỏe mạnh.
Ngày 17/10, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Scripps ở Florida, Mỹ, cho biết họ đã tìm ra loại thuốc điều trị HIV mới có tên là didehydro-Cortistatin A (dCA). Theo đó, khi dùng dCA kết hợp với các loại thuốc kháng virus đang dùng hiện tại có thể giảm tải lượng virus trong cơ thể của bệnh nhân nhiễm HIV và ngăn virus không lan sang các tế bào khỏe mạnh.
Nghiên cứu này đã đươc công bố trên tạp chí Cell Reports sau khi thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm. Tiến sĩ Susana Valente, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Không có thuốc kháng virus HIV nào được sử dụng hiện nay có thể ngăn chặn sự sinh sản của virus trong các tế bào bị nhiễm bệnh".
dCA được kỳ vọng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị HIV. (Ảnh: Youtube).
Theo nhóm nghiên cứu, đây chỉ là phương pháp "chữa bệnh chức năng". Điều này có nghĩa là virus HIV vẫn tồn tại trong cơ thể, điều trị chức năng khiến cho virus yếu đi không thể sinh sôi hoặc không có khả năng gây bệnh.
Phát hiện này được công bố chỉ một tháng kể từ khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố khi tải lượng virus của HIV xuống dưới mức "có thể phát hiện được" thì không còn khả năng lan sang các tế bào khỏe mạnh.
Qua nghiên cứu trên chuột, sau khi dùng thuốc nói trên, tải lượng virus HIV ở mức "không thể phát hiện được" gấp đôi so với dùng các loại thuốc kết hợp vẫn đang được sử dụng, loại thuốc này ngăn không cho tế bào nhiễm HIV tự sao chép làm virus sinh sôi.
Sau đó, thuốc dCA sẽ đưa virus HIV vào trạng thái "ngủ đông". Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc dCA có thể khiến virus HIV "ngủ đông" trong 19 ngày. Trong khi đó, những con chuột chỉ dùng các loại thuốc hiện tại khiến virus chỉ "ngủ đông" trong 7 ngày.
Tờ Daily Mail cho hay mục tiêu của dCA nhắm đến protein tat, là chất kích hoạt cho quá trình sinh sản của virus HIV. Nhóm nghiên cứu đã cho những con chuột nhiễm virus HIV điều trị bằng thuốc ARV và dCA hàng ngày trong vòng một tháng. Kết quả cho thấy số lượng virus đã giảm xuống đến mức "không phát hiện được", giữ cho tế bào HIV không tái tạo sau hơn 2 tuần từ khi ngừng dùng thuốc.
Theo nhóm nghiên cứu, dù dCA phát huy tác dụng vẫn phải kết hợp cách điều trị chuẩn hiện nay, tức là không phải thay thế cho thuốc kháng virus HIV đang dùng.
Tờ Miami Herald dẫn lời tến sĩ Paula Sparti, bác sĩ gia đình về hưu tại Miami, người đã điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ những năm 1980, cho biết nghiên cứu nói trên có nhiều hứa hẹn cho việc điều trị trong tương lại.
Tiến sĩ Paula nói: "Mọi người muốn tìm ra thứ gì đó, một loại thuốc xâm nhập và ngăn chặn sự sao chép của virus HIV và không cho các tế bào khỏe mạnh bị lây nhiễm".
Quỹ NIH, đơn vị tài trợ nghiên cứu, cho rằng khám phá này là một phần trong làn sóng đổi mới tiếp theo của các liệu pháp điều trị kháng HIV nhưng vẫn còn quá sớm để nói về hiệu quả điều trị ở người.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Cách xử lý khi bị ong đốt
Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?
