Phát hiện thủy quái 10m thống trị biển Bắc Mỹ 80 triệu năm trước

Loài bò sát biển tên là “Hàm tử thần” sẵn sàng ăn bất cứ động vật nào nhỏ hơn 6m bơi qua trước mặt chúng.

Hóa thạch của bò sát biển dài 10 m được khai quật năm 1975 gần Cedaredge, Colorado, là một trong số những động vật săn mồi đầu bảng, nó sinh sống ở vùng biển nội hải ngăn Bắc Mỹ thành hai phần phía đông và tây, sở hữu bộ hàm cực khỏe với lực cắn mạnh đến mức được các nhà nghiên cứu đặt biệt danh là "Hàm tử thần".


Bộ xương Gnathomortis stadtmani ở bảo tàng Đại học Utah. (Ảnh: CNN).

Phân tích mới công bố trên tạp chí Vertebrate Paleontology hôm 23/9 kết luận đây là một chi thương long mới dựa trên những đặc điểm bộ xương, bao gồm xương hàm và hình dáng một chiếc xương quan trọng ở khớp hàm. Trước đây, giới nghiên cứu phân loại sinh vật ở kỷ Phấn Trắng này là loài Prognathodon stadtmani. Nhưng do những khác biệt với các loài Prognathodon khác, Joshua Lively, quản lý cổ sinh vật học ở Bảo tàng Tiền sử miền Đông thuộc Đại học Utah, đặt cho nó tên khoa học mới là Gnathomortis stadtmani. Từ Gnathomortis có nghĩa là "Hàm tử thần" trong tiếng Hy Lạp và Latinh.

Sau khi thằn lằn cá và pliosaur tuyệt chủng, thương long thống trị các đại dương. "Một số chuyên ăn nghêu, vài loài ăn cá, nhiều loài khác ăn bất cứ thứ gì nhỏ hơn chúng. Loài thương long này thuộc nhóm cuối. Nếu con vật nào đó dài chưa tới 6 m, nó rất có thể trở thành mồi của Gnathomortis", Lively cho biết.

Thức ăn của Gnathomortis bao gồm rùa biển, cá, cá mập và nhiều bò sát biển khác, trong đó có những loài thương long nhỏ hơn. Nó có thêm một bộ răng ở vòm miệng. Chỗ lõm lớn ở hàm dưới là nơi tập trung nhiều cơ lớn giúp tạo ra lực cắn cực mạnh. Dù sống cùng thời với loài Tylosaurus dài 14 m ở vùng biển phía tây từ Canada tới Mexico ngày nay, Gnathomortis có bộ hàm khỏe hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất