Ngỡ ngàng thứ y hệt Trái đất ở hành tinh vừa có dấu hiệu sự sống

Các nhà khoa học đã tìm thấy một mảnh ghép hoàn hảo nữa cho chân dung anh em song sinh của Trái đất: núi lửa trên sao Kim.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định dạng địa hình lâu đời nhất trên sao Kim, gọi là tesserae, có thể là dấu hiệu cho thấy nó đã được sinh ra như một hành tinh phù hợp với sự sống.

Tesserae là những vùng biến dạng kiến tạo, được nâng cao hơn so với cảnh quan xung quanh. Dạng địa hình này chiếm khoảng 7% bề mặt của hành tinh, có niên đại khoảng 750 triệu năm tuổi.

Ngỡ ngàng thứ y hệt Trái đất ở hành tinh vừa có dấu hiệu sự sống
Hình ảnh chụp bề mặt sao Kim cho thấy dạng địa hình y hệt Trái đất - (ảnh: NASA)

Phó giáo sư Paul Bryne, chuyên gia về khoa học hành tinh từ Đại học Bang North Carolina (Mỹ), cho biết: "Có 2 cách giải thích cho tesserae: hoặc chúng được tạo ra từ đá núi lửa, hoặc là bản sao của lớp vỏ lục địa Trái đất".

Dù cho giải thích theo cách nào, thì bằng chứng mới này đã khẳng định mối nghi ngờ trước đó là sao Kim cũng từng có hoạt động kiến tạo mảng. Ở Trái đất, những hoạt động địa chất sôi động gọi là "kiến tạo mảng" - từ núi lửa, động đất cho đến sự hình thành núi đồi, hút chìm, nhập và tách các lục địa... đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các phản ứng sinh ra sự sống sơ khai và duy trì bầu khí quyển và môi trường ổn định, phù hợp cho sự sống sinh tồn và tiến hóa. Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời từng được ghi nhận có kiến tạo mảng. Mặt trăng Io của tao Mộc cũng có, nhưng hoạt động núi lửa ở đó lại bị quá mức.

Phân tích sâu hơn trong nghiên cứu mới này cho thấy tesserae phải được tạo nên từ đá núi lửa, vì có những chi tiết không phù hợp với giả thuyết về vỏ lục địa. 

Theo phó giáo sư Bryne, đó là loại đá núi lửa nhiều lớp tương tự như trên Trái đất. Tesserae còn cho thấy một điều gây sốc: nó phải được hình thành trong một khí hậu rất khác khí hậu "địa ngục" của sao Kim bây giờ, tức trong quá khứ, có thể hành tinh này có khí hậu y hệt địa cầu. Tuy nhiên, có thể hoạt động núi lửa đã bị quá mức - tương tự mặt trăng Io - và tàn phá hành tinh, đến bây giờ chưa thể hồi phục.

Nhóm nghiên cứu còn có sự tham gia của nhiều viện, trường ở Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Nga; phân tích dựa trên dữ liệu của NASA. Công trình vừa ra mắt trên tạp chí khoa học Geology.

Tuần trước, một nhóm nghiên cứu Mỹ khác đã xác nhận được "chữ ký hóa học" đặc biệt trong bầu khí quyển sao Kim, chính là khí "ma trơi" phosphine, thứ được coi là sản phẩm "phế thải" của sự sống trên Trái đất. Họ tin rằng có vi khuẩn đang ẩn nấp trong biển mây axit tưởng chừng chết chóc của hành tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sứ mệnh độc nhất vô nhị của tàu vũ trụ NASA: Gửi người ngoài hành tinh 1 thứ kỳ lạ, đó là gì?

Sứ mệnh độc nhất vô nhị của tàu vũ trụ NASA: Gửi người ngoài hành tinh 1 thứ kỳ lạ, đó là gì?

Khám phá bản đồ thiên hà có thể dẫn đường cho người ngoài hành tinh đến Trái Đất.

Đăng ngày: 21/09/2020
Hai thiên thạch khổng lồ bay về phía Trái đất

Hai thiên thạch khổng lồ bay về phía Trái đất

Hai thiên thạch lớn sẽ bay qua Trái Đất trong hai tuần tới với đường kính 130 m và 200 m, tương đương Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập cổ đại (138 m).

Đăng ngày: 20/09/2020
Châu Âu bắt tay NASA ngăn tiểu hành tinh có thể san phẳng một thành phố

Châu Âu bắt tay NASA ngăn tiểu hành tinh có thể san phẳng một thành phố

Cơ quan Vũ trụ châu Âu cảnh báo tiểu hành tinh Dimorphos có thể san phẳng một thành phố nếu rơi xuống Trái đất. Họ vừa ký thỏa thuận trị giá 129 triệu euro với NASA để làm chệch hướng tiểu hành tinh này.

Đăng ngày: 18/09/2020
Lần đầu tiên phát hiện hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao chết

Lần đầu tiên phát hiện hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao chết

Trong nghiên cứu công bố hôm 16/9, các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc quay quanh tàn tích âm ỉ của một ngôi sao đã ngừng hoạt động.

Đăng ngày: 18/09/2020
Bắt đầu chu kỳ hoạt động mới của Mặt Trời

Bắt đầu chu kỳ hoạt động mới của Mặt Trời

Theo các chuyên gia tới từ NASA và Cơ quan Khí tượng Mỹ (NOAA), tháng 12/2019 đánh dấu chu kỳ hoạt động mới của Mặt Trời.

Đăng ngày: 17/09/2020
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 17/09/2020
Bằng chứng bất ngờ về 3 Mặt trăng khổng lồ có thể đầy sự sống

Bằng chứng bất ngờ về 3 Mặt trăng khổng lồ có thể đầy sự sống

Một hiện tượng thần kỳ mới được phát hiện trên nhóm 4 mặt trăng Galilean của Sao Mộc, khiến 3 trong số chúng có đại dương nước lỏng có thể hỗ trợ sự sống.

Đăng ngày: 17/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News