Phát hiện tiểu hành tinh “bạo lực” nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời

Một tiểu hành tinh khổng lồ có kích thước bằng 1/7 kích thước của Mặt trăng đã khiến các nhà thiên văn học ngạc nhiên với lịch sử đặc biệt của nó.

Tiểu hành tinh này có tên gọi là Pallas, được đặt theo tên của nữ thần thông thái Hy Lạp, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1802.

Phát hiện tiểu hành tinh “bạo lực” nhất trong lịch sử Hệ Mặt trời
Hình ảnh của tiểu hành tinh Pallas.

Pallas quay quanh Mặt trời trong vành đai tiểu hành tinh, là vật thể lớn thứ ba trong khu vực, sau Vesta và Ceres. Những hình ảnh từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) mới đây đã tiết lộ lịch sử “bạo lực” thực sự của Pallas với các vụ va chạm.

Các chuyên gia từ MIT đã đặt tên khác là tiểu hành tinh Golfball vì có rất nhiều hố được tạo thành từ các vụ va chạm trong suốt lịch sử của nó.

Lý do dẫn đến các vụ va chạm là bởi vì nó có quỹ đạo kỳ lạ, lao vào và ra khỏi vành đai tiểu hành tinh khi di chuyển xung quanh ngôi sao chủ. Khi đó, nó bị bắn phá với các miệng hố nhỏ hơn, mang lại bề mặt trông như quả bóng golf.

Nhà thiên văn học MIT Michaël Marsset, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Từ những hình ảnh này, giờ đây chúng ta có thể nói rằng Pallas là vật thể bị phá hủy nhiều nhất mà chúng ta biết trong vành đai tiểu hành tinh. Nó giống như khám phá một thế giới mới”.

Pallas được cho đã trải qua các va chạm nhiều gấp hai đến ba lần so với Ceres hoặc Vesta. Quỹ đạo nghiêng là một lời giải thích đơn giản cho bề mặt rất kỳ lạ mà chúng ta không thấy trên một trong hai tiểu hành tinh kia.

Một số chuyên gia tin rằng vành đai tiểu hành tinh được tìm thấy gần quỹ đạo của sao Mộc, nơi có một phần rất lớn trong việc bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh.

Hành tinh to lớn này có lực hấp dẫn mạnh đến mức nó giúp giữ vành đai tiểu hành tinh tại chỗ để đá không gian không bay xung quanh Hệ Mặt trời.

Thậm chí NASA còn cho rằng nếu không phải hành tinh khổng lồ như sao Mộc tác dụng lực hấp dẫn của nó lên các tiểu hành tinh trong vành đai thì các hành tinh bên trong sẽ liên tục bị các tiểu hành tinh lớn bắn phá. Sự hiện diện của sao Mộc thực sự bảo vệ sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa khỏi các vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật chất quark trong sao neutron

Vật chất quark trong sao neutron

Bên trong các ngôi sao neutron là “hạt nhân mì sợi” – trạng thái vật chất khác thường, bao gồm các hạt dưới nguyên tử gọi là các hạt quark.

Đăng ngày: 16/06/2020
Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên tuyệt đẹp, 11 năm sau mới gặp lại

Việt Nam sắp được chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên tuyệt đẹp, 11 năm sau mới gặp lại

Sắp tới đây, vào lúc 10h45 phút ngày 21/6 nếu nhìn ra ngoài cửa sổ, bạn sẽ thấy một vòng lửa rực sáng hiện ra giữa bầu trời. Đó là nhật thực hình khuyên - hiện tượng nhật thực đầu tiên của năm 2020.

Đăng ngày: 16/06/2020
Làm sao để đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế về lại Trái đất?

Làm sao để đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế về lại Trái đất?

Nếu bạn đang thắc mắc, thì đúng là chúng ta có thể đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) về lại Trái đất, tuy nhiên, nó sẽ chỉ còn là một khối kim loại nóng chảy hỗn tạp mà thôi!

Đăng ngày: 16/06/2020
Tàu NASA gửi ảnh về Trái đất từ khoảng cách 7 tỷ km

Tàu NASA gửi ảnh về Trái đất từ khoảng cách 7 tỷ km

Những bức ảnh chụp của tàu vũ trụ New Horizons cho thấy những ngôi sao dường như ở vị trí khác so với khi quan sát từ Trái đất.

Đăng ngày: 15/06/2020
Bằng chứng mới về vành đai sao Hỏa trong quá khứ

Bằng chứng mới về vành đai sao Hỏa trong quá khứ

GD&TĐ - Những nghiên cứu mới nhất cung cấp chứng cứ cho thấy trong quá khứ sao Hỏa từng có vành đai vật chất bao quanh. Điều gì đã xảy ra với vành đai ấy?

Đăng ngày: 14/06/2020
Siêu bão trên sao Thổ có hình lục giác hoàn hảo bất ngờ

Siêu bão trên sao Thổ có hình lục giác hoàn hảo bất ngờ

Một cơn bão hình lục giác khổng lồ xuất hiện trên sao Thổ. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được.

Đăng ngày: 13/06/2020
SpaceX dùng gì để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ?

SpaceX dùng gì để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ?

Không phải các con chip đời mới hay một hệ điều hành bóng bẩy, các CPU đời cũ cùng hệ điều hành Linux mới là tác nhân đưa các phi hành gia vươn tới không gian vũ trụ.

Đăng ngày: 12/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News