Phát hiện trống đồng thứ hai tại Quảng Ninh
Vừa qua, trong quá trình san gạt, xây bờ kè, gia đình bà Nguyễn Thị Huệ ở thôn Lưỡng Kỳ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, đã phát hiện một chiếc trống đồng nằm vùi lấp phía dưới mặt đất hơn 1m.
Trống đồng phát lộ tại thôn Lưỡng Kỳ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long, là chiếc trống đồng thứ 2 được phát hiện tại Quảng Ninh.
Trống đồng phát lộ tại vị trí bên bờ trái của dòng suối chảy qua vườn nhà bà Nguyễn Thị Huệ, dưới lớp đất mặt, cách di tích danh thắng quốc gia Núi Mằn khoảng 400m về phía Đông.
Trống đồng cao 42cm, đường kính mặt 69,5cm, đường kính chân 66cm. Khi phát lộ, trống ở tư thế nằm ngửa, trong địa tầng đất có màu xám đen, xung quanh và bên trong lòng trống không có đồ vật khác. Hiện trạng, trống có mặt còn nguyên, trên mặt có 6 tượng cóc; trong đó có 3 tượng cóc đơn, 3 tượng cóc giao hoan. Phần tang trống bị vỡ, còn lại khoảng 2/3 diện tích.
Bề mặt trống còn nguyên vẹn, có 6 tượng cóc, trong đó có 3 tượng cóc giao hoan.
Tang trống còn lại khoảng 2/3 diện tích.
Sau khi phát lộ hiện vật, gia đình bà Nguyễn Thị Huệ đã báo cáo chính quyền xã Thống Nhất và Bảo tàng Quảng Ninh. Trên cơ sở nghiên cứu và tham vấn ý kiến chuyên gia, bước đầu Bảo tàng Quảng Ninh xác định: Trống được phát hiện tại Lưỡng Kỳ là Trống đồng loại II (H2) trong hệ thống phân loại trống đồng của Heger niên đại: Khoảng thế kỷ XIV-XV. Loại trống này thường được dùng trong nghi lễ và có nhiều nét tương đồng với trống của người Mường ở Hòa Bình.
Khu vực phát lộ trống đồng tại bờ trái của dòng suối chảy qua vườn nhà bà Nguyễn Thị Huệ, cách di tích danh thắng quốc gia Núi Mằn khoảng 400m về phía Đông.
Tính tới thời điểm này, đây là chiếc trống đồng thứ 2 được phát hiện tại Quảng Ninh sau trống đồng Quảng Chính được phát hiện năm 1981 tại huyện Hải Hà và đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Hiện trống đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh theo đúng quy định, tiến hành bảo quản sơ bộ và đề xuất hướng nghiên cứu, xác định giá trị và phát huy trong thời gian tới.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
