Phát hiện tuyến đường "siêu cao tốc" trong vũ trụ, giúp di chuyển cực nhanh qua Hệ Mặt trời

Sự hiểu biết mới này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các sao chổi và tiểu hành tinh di chuyển quanh Hệ Mặt trời và mối đe dọa tiềm tàng của chúng đối với Trái đất, cũng như giúp ích cho các nhiệm vụ khám phá Hệ Mặt trời trong tương lai.

Theo trang tin ScienceAlert, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một mạng lưới "siêu cao tốc" vũ trụ, mở ra triển vọng giúp con người có thể rút ngắn thời gian di chuyển từ Trái đất đến các vùng xa xôi của Hệ Mặt trời.

Được biết, nhóm nghiên cứu đã quan sát và tìm kiếm các "đa tạp không gian" (Space manifolds) - những cấu trúc vô hình bao gồm một loạt các vòm kết nối được tạo ra bởi các tương tác hấp dẫn của các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Theo các nhà nghiên cứu, các đa tạp không gian sẽ kết hợp cùng nhau để tạo ra một thứ gọi là ‘đường cao tốc dành cho thiên thể vũ trụ’.  

Tuy nhiên, việc tìm ra các đa tạp không gian không hề đơn giản. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California (Mỹ) đã phải phân tích quỹ đạo của hàng triệu thiên thể trong Hệ Mặt trời bằng cách quan sát trực tiếp hoặc mô phỏng trên máy tính, sau đó tính toán cách chúng tương tác và liên kết với nhau để tìm ra manh mối.

Phát hiện tuyến đường siêu cao tốc trong vũ trụ, giúp di chuyển cực nhanh qua Hệ Mặt trời
Các đường cao tốc vũ trụ cho phép các thiên thạch di chuyển qua không gian nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây - ví dụ, du hành giữa Sao Mộc và Sao Hải Vương trong vòng chưa đầy một thập kỷ

Trong quá trình quan sát những vật thể nằm trong khu vực từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc cho đến sao Thiên Vương, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được một cấu trúc đa tạp không gian. Cấu trúc này có sự liên kết với sao Mộc cũng như với lực hấp dẫn cực mạnh của hành tinh này, vốn tác động lên các vật thể nằm trong ảnh hưởng của nó.

"Chúng tôi đã phát hiện một cấu trúc đa tạp không gian chưa từng được tìm thấy trước đây, bao gồm một loạt các vòm kết nối trải dài từ vành đai tiểu hành tinh đến sao Thiên Vương và xa hơn nữa", nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, mạng lưới ‘cao tốc vũ trụ’ này đã giúp các sao chổi và thiên thạch có thể di chuyển từ khu vực gần sao Mộc tới sao Hải vương trong khoảng thời gian chưa đầy một thập kỷ, và di chuyển quãng đường 100 AU (1 AU bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời) trong vòng ít hơn 100 năm. Thông thường, để có thể di chuyển khoảng cách xa như vậy, các vật thể sẽ mất khoảng hàng trăm nghìn đến hàng triệu năm.

Phát hiện tuyến đường siêu cao tốc trong vũ trụ, giúp di chuyển cực nhanh qua Hệ Mặt trời
Đây là bản đồ của các "cao tốc vũ trụ" xung quanh sao Mộc - tập trung vào cấu trúc rất hỗn loạn bên trong các vòm.

Sự hiểu biết mới này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách các sao chổi và tiểu hành tinh di chuyển quanh Hệ Mặt trời và mối đe dọa tiềm tàng của chúng đối với Trái đất. Và tất nhiên, chúng sẽ giúp ích cho các nhiệm vụ khám phá Hệ Mặt trời trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn đối mặt với nhiều thử thách phía trước. Chẳng hạn, chúng ta sẽ phải tìm ra cách tận dụng các đường cao tốc không gian này để tàu vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể có khối lượng gấp 3.500 lần Trái đất dẫn đường đến

Vật thể có khối lượng gấp 3.500 lần Trái đất dẫn đường đến "hành tinh thứ 9"

Một hành tinh không tưởng được kính viễn vọng không gian Hubble tìm thấy ở hệ sao láng giềng có thể giúp chúng ta xác định được hành tinh thứ 9 bí ẩn của Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 14/12/2020
18 phi hành gia được NASA huấn luyện để hạ cánh trên Mặt trăng

18 phi hành gia được NASA huấn luyện để hạ cánh trên Mặt trăng

Ngày 9/12, NASA đã công bố danh sách 18 phi hành gia sẽ được huấn luyện cho chương trình hạ cánh lên mặt trăng Artemis, một nửa trong số này là phụ nữ.

Đăng ngày: 14/12/2020
Hiện tượng thiên văn hiếm gặp: Nhật thực toàn phần trùng với mưa sao băng Geminids

Hiện tượng thiên văn hiếm gặp: Nhật thực toàn phần trùng với mưa sao băng Geminids

Mưa sao băng Geminid sẽ đạt đỉnh cùng thời điểm nhật thực toàn phần khiến bầu trời ở một số khu vực tại Nam Mỹ chìm trong bóng tối.

Đăng ngày: 13/12/2020
Hành tinh khổng lồ từng

Hành tinh khổng lồ từng "hất văng" mầm sự sống đến Trái đất?

Nhóm khoa học gia từ Đại học Rochester (Anh) đã tái hiện lại lịch sử hệ Mặt Trời bằng một mô hình ngoạn mục, lý giải cách Trái Đất được sinh ra là một hành tinh có thể sống được.

Đăng ngày: 13/12/2020
Kính viễn vọng Hubble phát hiện tinh vân

Kính viễn vọng Hubble phát hiện tinh vân "cá đuối" mờ đi bất thường

Kính viễn vọng không gian Hubble quan sát thấy tinh vân Hen 3-1357 mờ đi rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn.

Đăng ngày: 12/12/2020
Choáng váng tìm ra thứ sinh ra sự sống trong 3 thiên thạch

Choáng váng tìm ra thứ sinh ra sự sống trong 3 thiên thạch

Ba thiên thạch nổi tiếng rơi xuống New Zealand, Mỹ và Canada chứa một phân tử hữu cơ đặc biệt có thể chính là tiền chất của các khối xây dựng sự sống từng được bạn bè chúng mang đến Trái đất sơ khai.

Đăng ngày: 11/12/2020
Bão Mặt trời khổng lồ di chuyển đến Trái đất

Bão Mặt trời khổng lồ di chuyển đến Trái đất

Sau nhiều tháng không nhiều hoạt động, Mặt trời đã " thức tỉnh" với một đợt phun trào nhật hoa, hay còn gọi là bão Mặt trời, vào ngày 7 12 với một phần hướng đến Trái Đất.

Đăng ngày: 11/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News