Phát hiện vật liệu tạo màng tế bào trên mặt trăng Titan

Các phân tử có khả năng tạo màng tế bào được phát hiện trong hồ nước trên mặt trăng Titan của sao Thổ.

Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết phi thuyền Cassini lần đầu tiên phát hiện các phân tử vinyl cyanide trên mặt trăng Titan của sao Thổ, Digital Trends ngày 29/7 đưa tin. Vinyl cyanide chứa ba nguyên tử carbon, ba nguyên tử hydro và một nguyên tử nitơ, được cho là ứng cử viên phân tử số một trong khả năng tạo màng tế bào.

Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu kết hợp phát hiện đo quang phổ của Cassini với dữ liệu từ kính viễn vọng vô tuyến ALMA, khẳng định sự tồn tại của vinyl cyanide trên Titan như dự đoán nhiều thập kỷ nay.


Mặt trăng Titan của sao Thổ. (Ảnh: NASA).

Vinyl cyanide hình thành trong bầu khí quyển Titan. Trên 10 tỷ tấn phân tử này có thể đang trôi dạt trong Ligeia Mare, hồ nước lớn thứ hai ở phía bắc Titan. Các nhà khoa học hiện chưa biết chuyện gì xảy ra khi các phân tử này đi vào mặt nước.

"Phát hiện này khác với tuyên bố sự sống có tồn tại trên Titan và những tế bào này nằm trong một số dạng sống nguyên thủy", đồng tác giả, nhà hóa học thiên thể Martin Cordiner, nói. "Nhưng nếu có sự sống trong hồ trên Titan, việc vinyl cyanide có thể là thành tố của sự sống đó dường như là điều hợp lý".

Titan là ứng cử viên sáng giá cho sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh. Đây là nơi thứ hai trong hệ Mặt Trời có chất lỏng trên bề mặt. Bầu khí quyển của Titan chứa chủ yếu khí nitơ và những hợp chất tương tự như hợp chất được tìm thấy trên Trái Đất, đóng vai trò quan trọng với sự sống.

Các nhà khoa học cho hay chưa có bằng chứng hoàn hảo nào về sự tồn tại của màng tế bào trên Titan. Một phi thuyền vũ trụ khác cần được gửi đến khu vực này để tiếp tục nghiên cứu.

Từ năm 2004, phi thuyền Cassini bay quanh sao Thổ, giúp các nhà khoa học nghiên cứu mặt trăng Titan. Hơn 10 năm trước, Cassini phát hiện bằng chứng về phân tử có cấu tạo như vinyl cyanide song không thể xác định liệu đó có phải là cấu trúc phân tử của vinyl cyanide hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 20/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News