Phát hiện vi khuẩn lạ trên thịt tại Việt Nam
Các nhà khoa học thuộc dự án ViParc (Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM) gần đây tìm thấy vi khuẩn Salmonella kháng với colistin trong thịt heo mua từ chợ truyền thống.
Ngày 8/1, bà Vũ Thị Quỳnh Giao, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, cho biết hiện nay, việc sử dụng sai, sử dụng quá mức kháng sinh còn phổ biến trong ngành chăn nuôi Việt Nam, một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh. Hiện tượng này xảy ra khi vi khuẩn chống lại được tác dụng của thuốc khiến việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật và người bị thất bại.
Các nhà khoa học thuộc dự án ViParc (Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford) gần đây tìm thấy vi khuẩn Salmonella kháng với colistin trong thịt heo mua từ chợ truyền thống ở TP HCM (loại Salmonella không thương hàn).
Đây là lần đầu tiên vi khuẩn kháng colistin được phát hiện trên thịt ở Việt Nam. Colistin là thuốc kháng sinh dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn nặng, thường chỉ được sử dụng cho người như giải pháp cuối cùng, khi các thuốc khác không hiệu quả.
Một trong những tác phẩm dự thi của học sinh nhằm hướng đến sử dụng thực phẩm gia cầm sạch.
Cùng ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết vừa triển khai cuộc thi ảnh với chủ đề "Cai nhậu kháng sinh cho gia cầm" nhằm hướng đến giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong sản xuất gà, vịt.
Cuộc thi được tổ chức bởi Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Trung tâm truyền thông – Giáo dục sức khỏe và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp từ cuối năm 2017 đến nay. Có 123 học sinh của 2 trường THPT tham gia đưa ra nhiều cách truyền thông mới mẻ, dí dỏm, sinh động về lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam, thông qua hình chụp, tranh vẽ và bài viết ngắn.
Chương trình là một hoạt động cộng đồng thuộc ViParc, dự án nghiên cứu với mục đích giúp người dân ĐBSCL nuôi gà khỏe mạnh nhưng sử dụng ít kháng sinh hơn.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà
Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người
Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
