Phát hiện virus thảm sát loài ong mật ở Mỹ
Các nhà khoa học đã tìm thấy nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của loài ong mật, đe dọa sự mất cân bằng sinh thái trong thời gian gần đây là do một loại virus lây lan qua quá trình thụ phấn cho hoa.
Ngoài ra, một số loài ong sống trong tự nhiên như ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vò vẽ vàng cũng nhiễm phải loại virus này.
Trong năm 2006, những người nuôi ong tại Mỹ chứng kiến sự biến mất ồ ạt của những con ong mật trong tổ ong của mình. Hơn 30% số ong nuôi đã chết. Một số học giả cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự cố này là do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong công nghiệp. Một số phân tích ở xác ong tiết lộ sự có mặt của những loài nấm hay vi khuẩn với số lượng lớn, hệ miễn dịch ong bị suy yếu. Tuy nhiên cho đến nay không có thủ phạm nào được phát hiện.
Những con ong mang theo virus về tổ từ phấn hoa sẽ làm cả tổ nhiễm bệnh trong vòng 1 tuần sau đó.
Tuy nhiên, kết quả của một công trình nghiên cứu mới cho biết, virus gây tê liệt cấp tính Israel (IAPV), lần đầu tiên được biết tới vào năm 2002, có thể góp phần vào việc làm suy giảm số lượng của loài ong.
Các nhà khoa học tin rằng, virus này lây nhiễm từ một con ong mật này sang những con ong mật khác trong tổ qua đường nước bọt nhiễm virus hoặc do một con ong chúa nhiễm bệnh đã truyền vào trứng gây ra cái chết cho hàng loạt những con ong.
Trưởng nhóm nghiên cứu Diana Cox-Foster, nhà côn trùng học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết, khi nghiên cứu những loài côn trùng chuyên đi thu thập phấn hoa, họ nhận thấy những con ong khỏe mạnh đã mang về tổ cả những phấn hoa có nhiễm loại virus trên. Và điều đó có nghĩa là có thể đã có những loại virus gây bệnh tử vong khác cho loài ong xâm nhập vào tổ ong bằng cách này.
Trong một thử nghiệm độc lập khác, nhóm nghiên cứu đã thu thập và kiểm tra những con ong vò vẽ và ong bắp cày trong tự nhiên và phát hiện ra bằng chứng cho thấy chúng có mang loại virus mà ong mật đã bị lây nhiễm.
Nhưng những con ong này có thể kháng lại mạnh mẽ với những con virus gây bệnh. Trong khi ngược lại, những con ong mật nhạy cảm hơn với chúng.
Khi những con ong mật tới lấy phấn ở một bông hoa đã có những con ong vò vẽ bị bệnh tới trước, nó sẽ mang theo virus ở phấn hoa về làm cả tổ của nó lây nhiễm trong vòng 1 tuần sau đó.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
