Phát hiện virus "thần nước" mang bộ gene chưa từng được biết đến

Khi tìm kiếm virus trong một hồ nhân tạo tại Brazil, các nhà khoa học đã có khám phá bất ngờ.

Nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học đến từ Brazil, Mỹ và Pháp thực hiện dự án tìm hiểu virus lây nhiễm cho quần thể amip trong hồ Pampulha ở Belo Horizonte (Brazil).

Bên cạnh các chủng virus có số lượng lớn, họ bất ngờ tìm thấy một mẫu nhỏ hơn rất nhiều. Khi đi sâu vào phân tích, các nhà khoa học phát hiện ra 90% bộ gene của chúng chưa từng được khám phá trước đây.

Phát hiện virus thần nước mang bộ gene chưa từng được biết đến
Yaravirus có 68 gene chưa từng được con người biết đến. (Ảnh: bioRxiv).

Trong bài báo đăng trên tạp chí khoa học bioRxiv, nhóm tác giả phân tích chi tiết về phát hiện mới này. Virus được đặt tên Yaravirus, phỏng theo cách gọi thần nước của người bản địa Tupi-Guarani ở Brazil.

Theo kết quả nghiên cứu, Yaravirus chỉ có 6 gene từng được ghi nhận trong kho dữ liệu khoa học thế giới, còn lại là 68 gene hoàn toàn mới. Phát hiện này gây chú ý bởi nó được công bố trong thời điểm chủng mới của virus corona đang tạo nên đại dịch viêm phổi cấp trên phạm vi toàn cầu. Căn bệnh xuất phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã lây nhiễm 43.000 người và khiến hơn 1.000 trường hợp tử vong, tính đến sáng 11/2.

Tuy nhiên, theo Futurism, các nhà khoa học vẫn thường xuyên tìm thấy virus mới. Từ năm 2016 đến 2019, số virus sống ở đại dương được ghi nhận tăng từ 15.222 lên 195.728. Ngoài ra, phần lớn virus chỉ sống trên vật chủ của nó. Chỉ có khoảng 1.000 loại có khả năng lây nhiễm cho con người.

Yaravirus chỉ xuất hiện trên amip. Nhưng ngay cả khi có thể truyền sang người, nó cũng không nhất thiết là mối đe dọa cho chúng ta. Trên thực tế một số loại virus còn khiến cho sức khỏe tốt hơn.

Futurism cho rằng phát hiện mới của các nhà khoa học tiếp tục mở rộng hiểu biết của con người về các tác nhân truyền nhiễm siêu vi và vai trò tích cực hoặc tiêu cực của nó đối với toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chuối lạ giữa rừng Xuân Sơn vẫn cô đơn 1 mình, đẻ xong tự chết

Loài chuối lạ giữa rừng Xuân Sơn vẫn cô đơn 1 mình, đẻ xong tự chết

Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn - thuộc huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), là địa danh duy nhất trên cả nước có rừng nguyên sinh trên đá vôi và loài chuối kỳ lạ, độc đáo mang tên “cô đơn”.

Đăng ngày: 11/02/2020
Những sự thật ít người biết về virus: Chúng đến từ đâu, lây lan và gây bệnh như thế nào?

Những sự thật ít người biết về virus: Chúng đến từ đâu, lây lan và gây bệnh như thế nào?

Sự phụ thuộc quá lớn vào tế bào vật chủ đẩy virus đến giới hạn của định nghĩa sự sống. Một số nhà khoa học nói rằng virus sống, nhưng số khác nói rằng chúng chỉ là những thực thể vô tri.

Đăng ngày: 07/02/2020
Cây ăn quả La Mã cổ đại được nuôi trồng từ những hạt giống 2.000 năm tuổi

Cây ăn quả La Mã cổ đại được nuôi trồng từ những hạt giống 2.000 năm tuổi

Các nhà khoa học đã trồng cây từ hạt chà là Judean được tìm thấy trong những tàn tích của hang động cổ xưa 2.000 năm.

Đăng ngày: 07/02/2020
Những loại virus nguy hiểm trên Trái Đất

Những loại virus nguy hiểm trên Trái Đất

Virus Ebola, HIV, sốt xuất huyết, cúm mùa đều có tỷ lệ tử vong cao và là mối đe dọa đối với con người.

Đăng ngày: 07/02/2020
Cây bạch dương có thể cảm nhận được trọng lượng của chính mình

Cây bạch dương có thể cảm nhận được trọng lượng của chính mình

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một thông tin rất thú vị đó là những cây bạch dương có thể cảm nhận được trọng lượng của chính mình.

Đăng ngày: 05/02/2020
Loại virus chết người lây lan cho 15 triệu dân Mỹ

Loại virus chết người lây lan cho 15 triệu dân Mỹ

Trong khi thế giới lo lắng về virus corona mới, một loại virus khác đã lây nhiễm 15 triệu người Mỹ trên khắp đất nước và giết chết hơn 8.200 người trong mùa này.

Đăng ngày: 05/02/2020
Bất ngờ với loài cây

Bất ngờ với loài cây "khủng long" khiến Úc phải bung toàn lực bảo vệ

Nỗ lực không biết mệt mỏi của lính cứu hỏa Úc giúp cứu khu rừng tự nhiên duy nhất thế giới là nơi sinh sống của loài thông hiếm Wollemi khỏi cháy rừng hủy diệt ở bang New South Wales.

Đăng ngày: 22/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News