Phát hiện vụ sáp nhập thiên hà cách đây 13 tỷ năm
Nhờ hệ thống kính viễn vọng tại Chile, các nhà khoa học quan sát được vụ sáp nhập thiên hà cổ xưa nhất trong chòm sao Sextans.
Hình ảnh của hệ thống kính viễn vọng ALMA cho thấy dấu hiệu oxy (xanh lá), carbon (xanh nước biển) và bụi (đỏ) của B14-65666. (Ảnh: ALMA/Hubble).
Nhóm nghiên cứu Nhật Bản quan sát được các dấu hiệu oxy, carbon và bụi trong thiên hà B14-65666 nhờ hệ thống kính viễn vọng ALMA tại Chile, Fox News hôm nay đưa tin. Đây là thiên hà cổ xưa nhất tìm thấy cả ba dấu hiệu này.
Khi so sánh các dấu hiệu, nhóm chuyên gia xác định B14-65666 thực chất gồm hai thiên hà kết hợp lại. Điều này đồng nghĩa đây là vụ sáp nhập thiên hà cổ xưa nhất từng quan sát được.
Minh họa hai thiên hà sáp nhập thành B14-65666. (Ảnh: NAOJ).
B14-65666 nằm trong chòm sao Sextans. Tín hiệu từ đây phải vượt qua 13 tỷ năm ánh sáng mới chạm tới Trái Đất, theo Takuya Hashimoto, nhà nghiên cứu tại Hội phát triển khoa học Nhật Bản và Đại học Waseda. Do đó, các nhà khoa học có thể quan sát hình ảnh B14-65666 cách đây 13 tỷ năm, chưa đầy một tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
"Việc dò được sóng vô tuyến từ oxy, carbon và bụi ở vật thể như vậy chứng tỏ ALMA có khả năng lớn trong việc nghiên cứu không gian xa", Hashimoto nhận định.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục sử dụng những nghiên cứu tương tự để khám phá khởi nguồn của vũ trụ. "Vũ trụ sơ khai có vẻ là thời kỳ rất thú vị đối với thiên hà. Nhiều vụ va chạm dữ dội xảy ra và không hề giống các cấu trúc có trật tự mà chúng ta thường thấy trong giai đoạn sau", Dan Marrone, giáo sư tại Đại học Arizona, nhận xét.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
