Phát hiện vùng "quái vật địa ngục" sắp nổ, cận kề Trái đất
Cepheus spur là một thế giới đầy những ngôi sao quái vật màu xanh lam cực nóng, lớn gấp 3-6 lần Mặt trời và sắp nổ tung.
Theo El Paris, nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Sinh học thiên văn Tây Ban Nha (CAB) đã sử dụng kính viễn vọng Gaia của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), để lập bản đồ "vùng cận Mặt trời", bao gồm chòm sao Orion (Lạp Hộ hay Thợ Săn) - là nơi có Hệ Mặt trời, chòm sao Perseurs (Anh Tiên) ở khu vực rìa Milky Way (thiên hà chứa Trái Đất) và chòm sao Sagittarius (Nhân Mã) gần trung tâm thiên hà.
Vùng Cepheus spur này ẩn chứa dạng sao "manh động" bậc nhất trong vũ trụ. (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ Michelangelo Pantaleoni Gozález và Jesús Maíz Apellánz cho biết quá trình này đã giúp tìm ra một cấu trúc bí ẩn, được đặt tên là Cepheus spur, tọa lạc ở phần giữa cánh tay của chàng thợ săn Orion (gần Hệ Mặt trời) và chòm Perseurs.
Vùng Cepheus spur này ẩn chứa dạng sao "manh động" bậc nhất trong vũ trụ, trước đây bị tưởng lầm là một vùng trống rỗng. Chúng có kích thước ít nhất gấp 3 lần Mặt trời, trong đó hầu hết là khoảng 6 lần Mặt trời. Những ngôi sao này cực nóng nên tỏa ra ánh sáng màu xanh lam (trong không gian, nhiệt độ của các ngôi sao cho nó các sắc độ từ xanh – vàng – cam – đỏ, trong đó màu xanh là nóng nhất, màu đỏ là mát nhất). Đây cũng là những ngôi sao có tuổi đời ngắn nhất bởi những phản ứng hạt nhân dữ dội trong trái tim, đẩy chúng nhanh chóng đến ngày bùng nổ thành siêu tân tinh.
Nói trên Live Science, nhóm tác giả cho biết chính những vụ nổ sao này đã phân tán các nguyên tố nặng đi khắp thiên hà. Loại sao "quái vật" này cực hiếm và cực quý giá, được coi là thứ làm giàu hóa học cho thiên hà. Cũng chính nhờ những "quái vật xanh" cổ xưa, đã chết, mà Hệ Mặt trời của chúng ta mới có đủ các nguyên tố nặng cần thiết để tạo ra những hành tinh phong phú về mặt hóa học, có khả năng tạo nên phản ứng sinh hóa, sinh ra sự sống như Trái đất.
Nghiên cứu vừa công bố trên Monthly Notices of Britain’s Royal Astronomical Society.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
