Phát hiện xác rùa biển trôi dạt vào bãi biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu
Khi được người dân phát hiện, cá thể rùa biển nặng khoảng 80kg, đang trong tình trạng phân hủy, có chiều dài hơn 1,1m, mai rộng 60cm, bị sóng đánh dạt nằm sát mép nước.
Sáng 4/9, người dân, công nhân đến dọn rác ở Bãi Trước trên đường Quang Trung, Phường 1 (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) phát hiện một cá thể rùa biển khá lớn đã chết, trôi dạt vào bãi biển.
Xác rùa biển tại bãi Trước, thành phố Vũng Tàu. (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN).
Cá thể rùa biển đang trong tình trạng phân hủy, có chiều dài hơn 1,1m, mai rộng 60cm, bị sóng đánh dạt nằm sát mép nước. Người dân, công nhân đã di chuyển cá thể rùa lên trên bãi biển và báo cho cơ quan chức năng.
Theo một cán bộ Kiểm lâm, cá thể rùa biển này là con cái đã trưởng thành, nặng khoảng 80kg, chết nhiều ngày trước.
Trên mai rùa bị nứt một đường dài chạy dọc thân, các bộ phận khác trên cơ thể rùa không ghi nhận thêm thương tích và bị mất đi bộ phận nào. Nhiều khả năng bị chân vịt của tàu, thuyền chém phải khi rùa đang bơi khiến rùa bị chết.
Cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc, giao cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường và Đô thị Vũng Tàu đem cá thể rùa biển đi chôn.
Phân Viện Nghiên cứu hải sản phía Nam đã lấy mẫu để xác định về cá thể rùa biển này.
Rùa biển (còn gọi là vích) có tên khoa học là Cheloniamydas, nằm trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ và Điều 244, Bộ luật Hình sự.

Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai
Kết quả khám nghiệm cho thấy lợn biển Hugh ở Phòng thí nghiệm và Thủy cung Mote Marine, Florida, chết do những vết thương khi giao phối với anh trai.

Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA "ma"
Việc tìm thấy hàm lượng DNA khác loài trong các con cá voi xanh Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều câu hỏi mới về di truyền và quan hệ giữa các loài trong môi trường biển.

Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?
Sinh vật biển lấy nước lọc để duy trì sự sống như thế nào trong khi xung quanh toàn là nước mặn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ về sự tuyệt vời của tạo hóa!

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan
Một số nhà khoa học Thái Lan vừa ghi nhận một con cá nghi là cá voi Omura ở vùng biển Koh He (Thái Lan). Đây là loài động vật rất khó bắt gặp vì chúng thường xuyên lẩn tránh con người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.
