Phát hiện “xương sống” của sinh vật trên mặt trăng sao Mộc
Siêu kính viễn vọng James Webb đã có phát hiện "vàng" khi soi kỹ mặt trăng sao Mộc Europa, một trong những nơi mà NASA tin tưởng nhất về khả năng có sinh vật ngoài hành tinh.
Theo The Guardian, các quan sát mới nhất của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới này khẳng định carbon dioxide (CO2) trên bề mặt Europa có nguồn gốc từ đại dương ngầm của nó.
"Đây là một phát hiện lớn. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu sự sống có thực sự hiện diện hay không, nhưng phát hiện mới này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy đại dương của Europa sẽ là nơi đặt cược tốt cho việc tìm kiếm sự sống còn tồn tại" - tiến sĩ Christopher Glein từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) nói.
Tàu Juno của NASA bay trên mặt trăng sao Mộc Europa - (Ảnh đồ họa: NASA)
Europa là một trong 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc, là 4 mặt trăng lớn nhất trong hàng chục mặt trăng của nó, được nhà bác học Galileo Galilei phát hiện từ đầu thế kỷ 17.
Từ lâu, NASA rất tin tưởng về khả năng sinh sống của nó, khi các tàu quỹ đạo sao Mộc liên tiếp bị hơi nước từ đại dương ngầm dưới vỏ băng - chứa các thành phần hóa học đại diện cho sự sống - phun trúng.
Một sứ mệnh mang tên Europa Clipper đang được NASA chuẩn bị sẽ đưa tàu đổ bộ mang robot siêu nhỏ lên "miền đất hứa" này, chui xuống đại dương ngầm để tìm sinh vật ngoài hành tinh.
Phát hiện mới này khẳng định thêm điều đó. Trước đây, CO2 rắn đã được tìm thấy ở trên bề mặt Europa. Nhưng việc chứng minh được nó thuộc về đại dương ngầm mới quan trọng, vì carbon chính là nguyên tố "xương sống" của sự sống.
Các quan sát cận hồng ngoại của James Webb đã giúp các nhà khoa học lập bản đồ phân bố CO2 trên Europa, cho thấy một điểm tích tụ nhiều CO2 là Tara Regio trên mặt trăng sao Mộc này.
Đó là một khu vực rộng 1.800km2, có địa hình hỗn loạn, với các vết nứt băng và rặng băng, được hình thành khi các khối băng bị đẩy từ sâu bên dưới lên bề mặt thông qua các quá trình địa chất.
Nói cách khác, carbon cấu thành CO2 là từ đại dương ngầm bên dưới vỏ băng.
Ở Trái đất, 6 nguyên tố chính tạo nên nền tảng cho mọi sự sống là carbon, hydro, oxy, lưu huỳnh, phốt pho, ni-tơ. Với phát hiện mới, 4 cái quan trọng nhất - carbon, hydro, oxy, lưu huỳnh - đã được xác định trên Europa.
Giáo sư Andrew Coates, người đứng đầu về khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm vũ trụ Mullard thuộc University College London (UCL - Anh), người không tham gia nghiên cứu, bình luận: "Để có sự sống, bạn cần nước lỏng, chất hóa học phù hợp, nguồn năng lượng và đủ thời gian để sự sống phát triển. Tôi nghĩ tất cả những thứ đó có thể có mặt trên Europa".

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.
