Phát lộ bức tường thành nghìn năm tuổi ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một phần tàn tích bức tường thành của vương quốc Lâu Lan ở khu vực Đông Bắc sa mạc La Bố thuộc khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc).

Theo Viện Khảo cổ khu tự trị Tân Cương, bức tường thành nói trên được xây theo hình tròn có đường kính 300m. Móng của bức tường rộng 2,2m-2,7m và phần cao nhất còn lại của bức tường cao 2,5m.

Các chuyên gia đã xác định niên đại bằng carbon đối với những cành liễu đỏ và cây sậy hóa thạch tìm thấy tại địa điểm khai quật. Kết quả cho thấy những mẫu vật này có niên đại từ cuối đời Đông Hán (25-220).

Cùng với tàn tích của bức tường, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một số vật dụng trong 7 ngôi mộ liền kề, trong đó có đĩa gỗ, gương đồng, lược gỗ và vải.

Phát lộ bức tường thành nghìn năm tuổi ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ phát hiện bức tường và vật dụng trong các ngôi mộ. (Nguồn: ntdtv.com).

Vương quốc Lâu Lan từng tồn tại trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, nằm trên Con đường Tơ lụa với phần lớn lãnh thổ được sa mạc bao quanh.

Vương quốc Lâu Lan từng thiết lập những kinh đô khác nhau do nhiều yếu tố tác động như nguồn nước và chiến tranh.

Để khơi thông Con đường Tơ Lụa, vào năm 108 trước Công nguyên, nhà Hán ở Trung Quốc đã tiêu diệt vương quốc Lâu Lan, biến nơi đây thành một chư hầu của Đại Hán và biến vương triều Lâu Lan trở thành bù nhìn của nhà Hán. Vương quốc này đã biến mất hoàn toàn vào đời Đường (618-907).

Ngày nay, di chỉ còn lại của vương quốc Lâu Lan chỉ còn là các tòa thành bị vùi lấp ở sa mạc Tân Cương.

Tàn tích của vương quốc Lâu Lan được nhà thám hiểm Thụy Điển Sven Hedin phát hiện lần đầu tiên năm 1900.

Bức tường mà nhà thám hiểm Hedin tìm thấy mang hình vuông, ở vị trí cách bức tường hình tròn vừa được phát lộ khoảng 57km.

Chính phủ Trung Quốc đã cấp ngân sách để xúc tiến các dự án khai quật tại di chỉ vương quốc Lâu Lan.

Nhiều vật dụng đã được tìm thấy từ các cuộc khai quật trước, như tiền xu đời Hán, dụng cụ và vải được dệt theo phong cách Hy Lạp và La Mã.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành phố La Mã 2.000 năm bên dưới công trường xây dựng

Thành phố La Mã 2.000 năm bên dưới công trường xây dựng

Các nhà sử học tìm thấy dấu tích một thành phố La Mã cổ có niên đại 2.000 năm bên dưới một công trường xây dựng ở miền nam nước Pháp.

Đăng ngày: 03/04/2017
Lần đầu tiên phát hiện khu mộ thời kim khí trong hang động ở Tuyên Quang

Lần đầu tiên phát hiện khu mộ thời kim khí trong hang động ở Tuyên Quang

Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một địa điểm có dấu tích khu mộ của người thời đại kim khí trong hang động thuộc vùng núi đá vôi ở hang Nà Thắm, thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang.

Đăng ngày: 03/04/2017
Tin được không: Cái hang sâu hun hút này được đào bởi những sinh vật khổng lồ thời cổ đại

Tin được không: Cái hang sâu hun hút này được đào bởi những sinh vật khổng lồ thời cổ đại

Các chuyên gia đã tìm ra nhiều hang động rất lớn, được cho là tác phẩm của nhiều loài sinh vật khổng lồ đã tuyệt chủng xưa kia.

Đăng ngày: 02/04/2017
Hình ảnh nghi chân dung Chúa Jesus trên đồng xu cổ

Hình ảnh nghi chân dung Chúa Jesus trên đồng xu cổ

Một đồng xu nhỏ bằng đồng có niên đại từ thế kỷ thứ nhất được cho là lưu giữ hình ảnh duy nhất của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 01/04/2017
Phát hiện thi thể gần như được giữ nguyên trong ngôi mộ cổ

Phát hiện thi thể gần như được giữ nguyên trong ngôi mộ cổ

Công nhân xây dựng ở huyện Thái Khang, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã phát hiện một ngôi mộ cổ thời Minh. Điều đặc biệt, thi thể trong mộ và quan phục gần như được giữ nguyên.

Đăng ngày: 29/03/2017
Những phát hiện lạ thường từ ADN cổ đại

Những phát hiện lạ thường từ ADN cổ đại

Rất hiếm khi tìm thấy những người sống với ADN gần như không thay đổi trong suốt 8000 năm. Thế giới cổ đại có sự di cư điên cuồng và xáo trộn bộ gene ở khắp mọi nơi.

Đăng ngày: 29/03/2017
Bí ẩn về những con tàu bị đắm tại Việt Nam: Dưới đáy đại dương!

Bí ẩn về những con tàu bị đắm tại Việt Nam: Dưới đáy đại dương!

Khai quật từ năm con tàu đắm cổ, đã đem lại cho bảo tàng những tài liệu, hiện vật vô giá, mở ra một hướng đi mới cho khảo cổ học nước nhà.

Đăng ngày: 28/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News