Phát lộ dấu tích đền thờ có niên đại 3.200 năm tại Ai Cập

Các nhà khảo cổ Ai Cập và Séc đã phát lộ tàn tích của một ngôi đền cổ thuộc thời kỳ Pharaoh Ramses II (1213-1279 trước Công nguyên) ở gần Kim tự tháp bậc thang Saqqara thuộc tỉnh Giza của Ai Cập.

Các nhà khảo cổ cho biết ngôi đền có niên đại cách đây hơn 3.200 năm. Họ đã phát hiện nhiều chi tiết chạm khắc và trang trí thuộc thời kỳ Pharaoh Ramses II tại di chỉ khảo cổ này, theo đó mở ra hy vọng có thể khám phá thêm nhiều điều bí ẩn về Vương triều thứ 19.

Phát lộ dấu tích đền thờ có niên đại 3.200 năm tại Ai Cập
Tàn tích của một ngôi đền cổ thuộc thời kỳ Pharaoh Ramses II. (Nguồn: dailymail.co.uk).

Theo người đứng đầu nhóm khảo cổ - ông Miroslav Barta - cho đến nay đền thờ này là bằng chứng duy nhất được biết tới về các công trình kiến trúc cũng như các hoạt động tôn giáo có liên quan tới Pharaoh Ramses II tại khu vực Badrashin ở Giza.

Trong khi đó, phó trưởng đoàn khảo cổ Mohamed Megahed nhận định ngôi đền có thể cao từ 32-52m và phía sau có một sân rộng cùng với hai tòa nhà dài giống hệt nhau dùng làm nơi lưu trữ nằm ở bên phải và bên trái khu phức hợp. Bên trong đền thờ có các cột đá cẩm thạch lớn và toàn bộ khu vực được bao quanh bởi những bức tường gạch đồ sộ.

Kể từ đầu năm đến nay, giới khảo cổ liên tục ghi nhận kết quả mới trong nghiên cứu khám phá Ai Cập cổ đại. Đầu tháng Ba, một đoàn chuyên gia Ai Cập và Đức cũng tìm thấy một tượng đá 3.000 năm tuổi được cho là của Pharaoh Ramses II ở thủ đô Cairo. Tiếp đó, trong tháng Năm, các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một phòng chôn cất có niên đại hơn 3.600 năm tại Kim tự tháp thuộc Vương triều thứ 13 ở địa điểm khảo cổ Dahshur thuộc tỉnh Giza. Cũng trong tháng này, một nhóm khảo cổ Tây Ban Nha đã tìm ra di tích của một khu an táng gần 4.000 năm tuổi ở bên ngoài một ngôi mộ cổ ở thành phố Luxor.

Gần đây nhất, hồi đầu tháng này, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện ra phần phía trên của một cột tháp đá cổ từ thời kỳ Pharaoh có niên đại khoảng 4.300 năm tại quận Saqqara, ngoại ô của tỉnh Giza. Quận Saqqara của tỉnh Giza là nơi có nhiều kim tự tháp và khu phế tích Memphis nổi tiếng thuộc thời Ai Cập cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện dấu tích nhà hát thời La Mã dưới chân

Phát hiện dấu tích nhà hát thời La Mã dưới chân "Bức tường Than khóc"

Các nhà khảo cổ Israel ngày 17/10 thông báo họ đang tiến hành khai quật một công trình kiến trúc cộng đồng đầu tiên thời La Mã dưới chân Bức tường Than khóc ở thành phố Jerusalem.

Đăng ngày: 18/10/2017
Bí ẩn về

Bí ẩn về "đường cao tốc" cự thạch xuyên lục địa dài 40.000km từ thời cổ đại

Hệ thống “đường cao tốc” cực kỳ tinh vi này đã biến đế chế Inca thành một trong những nền văn minh cổ xưa hùng mạnh nhất ở tây bán cầu.

Đăng ngày: 17/10/2017
Chúng ta “bà con” với người Neanderthal đã tuyệt chủng nhiều hơn ta tưởng

Chúng ta “bà con” với người Neanderthal đã tuyệt chủng nhiều hơn ta tưởng

Một mảnh xương có niên đại 52.000 năm vừa được khai quật ở Croatia đã tiết lộ thêm nhiều điều về nguồn gốc của loài người.

Đăng ngày: 17/10/2017
Phát hiện cung tên và hộp thức ăn 4.000 tuổi ở Thụy Sĩ

Phát hiện cung tên và hộp thức ăn 4.000 tuổi ở Thụy Sĩ

Các nhà khoa học phát hiện dấu tích của bộ cung tên, một hộp thức ăn bằng gỗ cùng nhiều vật dụng 4.000 năm tuổi thuộc thời kỳ Đồ Đồng ở gần đỉnh núi Lotschberg, dãy Alps, Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 17/10/2017

"Quái vật" đáng sợ nhất lịch sử, khủng long bạo chúa còn trở thành bữa ăn của chúng

Chúng thống trị bầu trời rộng lớn cách đây 166 triệu năm trước và gần như không có thiên địch. Ngay cả với những loài khủng long to lớn và hung dữ nhất cũng có thể trở thành con mồi của chúng.

Đăng ngày: 14/10/2017
Phát hiện hóa thạch 200 triệu năm tuổi với chiếc bụng chứa đầy mực ống

Phát hiện hóa thạch 200 triệu năm tuổi với chiếc bụng chứa đầy mực ống

Hàng triệu năm trước đây trong thời kỳ Jura xuất hiện một loài bò sát biển có tên ichthyosaur thường hay săn loài mực ống tiền sử.

Đăng ngày: 14/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News