Phát minh mới cho bệnh nhân đục thủy tinh thể
Các bác sĩ nhãn khoa tại Anh cho biết cấy ghép thủy tinh thể ba tiêu điểm (ba tròng) có thể cải thiện tầm nhìn trung gian của bệnh nhân đục thủy tinh thể, rất thích hợp cho những người vận động nhiều và cận thị, theo Daily Mail.
Cấy ghép thủy tinh thể là phương pháp điều trị khá phổ biến đối với tình trạng đục thủy tinh thể thường gặp ở người lớn tuổi.
Cho đến nay những bệnh nhân sử dụng thủy tinh thể nhân tạo có thể nhìn xa và gần. Tuy vậy, tầm nhìn trung gian thì khá giới hạn, chẳng hạn như khi nhìn vào màn hình máy tính. Một phát minh mới tại Anh có thể giúp cải thiện được hạn chế này.
Phát minh mới cho phép bệnh nhân đục thủy tinh thể cải thiện tầm nhìn
Bobby Qureshi, bác sĩ tư vấn và giải phẫu nhãn khoa tại Bệnh viện mắt London (Anh) cho biết, cấy ghép thủy tinh thể ba tiêu điểm (ba tròng) sẽ cho kết quả ngay tức thì. Loại thủy tinh thể này có ba tiêu điểm cho tầm nhìn gần, xa và cả trung gian.
Ông cho biết, đây là lựa chọn thích hợp cho những người cận thị và hoạt động nhiều, chẳng hạn như chơi thể thao. Theo đó, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ. Một máy vi tính tối tân sẽ điều khiển tia laser cắt thủy tinh thể tự nhiên trong mắt thành những mẩu nhỏ, đồng thời rạch một đường nhỏ trên mắt. Các mẩu nhỏ của thủy tinh thể tự nhiên sẽ được lấy ra khỏi mắt, sau đó thủy tinh thể ba tiêu điểm sẽ được cấy ghép vào mắt qua vết rạch.
Tất cả quá trình chỉ diễn ra trong vài phút. Bệnh nhân có thể làm việc trở lại vào ngày hôm sau. Họ sẽ nhận thấy tầm nhìn được cải thiện đáng kể vào ngày sau đó, nhưng cũng có thể là sớm hơn.
Khi não dần dần thích nghi trong khoảng 2 tuần, tầm nhìn của bệnh nhân càng được cải thiện tốt hơn nữa. Kết quả này sẽ kéo dài suốt đời.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
