Phát minh mới: Hợp chất tự nhiên xua côn trùng
Để hạn chế ô nhiễm môi trường, người ta bảo vệ cây trồng bằng cách dùng các chất xua đuổi côn trùng. Một hợp chất tự nhiên mới do các nhà khoa học Nhật tìm ra tỏ ra rất có hiệu quả trong phương pháp này.
Các nhà nghiên cưu trường Đại học Tottori (Nhật Bản) vừa tìm ra một hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi bọ xít, đang gây hại cho các trang trại trồng lúa và cây ăn quả ở Nhật và Mỹ. Đó là chất 3-(4-metylffuran-3-y)propan-1-ol có trong loài nấm sống ký sinh trên cỏ đuôi gai, bảo vệ loài cỏ này chống lại các bệnh và côn trùng gây hại. Ở nồng độ thấp, hợp chất này có hiệu quả gấp đôi băng phiến (naphtalen) là chất xua đuổi kinh điển thường dùng.
Năm 2005, thiệt hại do bọ xít gây ra cho lúa ở vùng Tohuku (Nhật) lên tới 3 tỷ yên (tương đương 40 triệu USD), ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người nông dân. Hiện nay, để trừ bọ xít, họ vẫn dùng các thuốc trừ sâu như neonicotinoit, các hợp chất cơ photpho, song việc dùng các nông dược tổng hợp thường ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy người ta hay dùng thuốc dẫn dụ (thu hút côn trùng tập trung vào một địa điểm để diệt) hoặc chất xua đuổi để trừ côn trùng có hại.
Tuy nhiên, hợp chất thiên nhiên khó sản xuất ra một lượng lớn nên các nhà hoá học đã phân tích công thức và đang tìm cách tổng hợp trong phòng thí nghiệm để thu được sản phẩm rẻ hơn, sản lượng lớn hơn và có lẽ phải mất 2-3 năm nữa mới đưa được ra thị trường.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
