Phát minh Robot mới với làn da nhân tạo có khả năng phát triển giao tiếp với con người
Một dự án mới chính thức được tiến hành vào ngày mùng 1 tháng 5 trên một chú robot với làn da nhân tạo, chú rôbot này nằm trong dự án thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trường Đại học Hertfordshire nhằm mục đích sử dụng trong công việc nghiên cứu cách thức làm thế nào robot có thể giúp trẻ em học cách giao tiếp xã hội.
Giáo sư Kerstin Dautnhanh và đồng nghiệp của bà tại trường đại học Khoa học công nghệ trực thuộc côngxoocxiom châu Âu đang làm việc cho dự án nghiên cứu da Robot 3 năm để rồi phát triển một chú robot hoàn thiện với da và cảm nhận tinh tế từ da.
Theo như các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên phát hiện này đã được sử dụng trong thực tế với trẻ em tự kỷ.
Các nhà nghiên cứu sẽ làm việc trên Kaspar, một chú robot có hình dáng giống một đứa bé được phát minh bởi một nhóm nhà nghiên cứu tại trường đại học. Chú robot này hiện đang được giáo sư Ben Robins và đồng nghiệp của ông sử dụng để khuyến khích việc giao tiếp bằng cảm nhận qua da với trẻ em tự kỷ. Họ sẽ phủ lên Kaspar một lớp da của robot và giáo sư Daniel Polani sẽ phát triển các công nghệ cảm nhận mới giúp robot có được phản xạ trả lời từ những vùng da trên cơ thể nó. Mục tiêu là để chú robot có thể trả lời các trường hợp khác nhau trong khi chơi với trẻ em giúp trẻ phát triển các khả năng giao tiếp khi chơi (ví dụ không quá gây gổ hiểu chiến) khi chúng chơi với robot và những người khác.
![]() |
Kaspar. (Thực hiện: ĐH Hertfordshire) |
“Những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp các vấn đề về xúc giác, với cả trường hợp khi chúng chạm vào người khác hoặc ngược lại,” giáo sư Kerstin Dautenhn nói. “Ý kiến cho rằng để đặt da robot lên trên như là một cơ quan xúc giác là vô cùng quan trọng trong việc phát triển giao tiếp xã hội và các cảm nhận tinh tế khác sẽ cho phép robot phát hiện ra các loại cảm giác khác nhau và sau đó kích thích hoặc hạn chế sự tiếp xúc trở lại.”
Da robot được phát minh bởi giáo sư Giogio Cannata thuộc trường đại học Genova (Italy). Các tổ chức cộng tác khác bao gồm: Đại học Genova, Ecole Polytechnique Federale Lausanne, Viện nghiên cứu Công nghệ, Đại học Wales tại Newport và Đại học Cagliari.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
