Phát sáng để... bị ăn thịt
Những vi khuẩn phát sáng lập lòe trong bóng tối không phải đang tham gia lễ hội Halloween mà để thực hiện sứ mệnh cảm tử.
Nhiều sinh vật biển phát ra ánh sáng sinh học. Hiện tượng này, vốn được gọi là sự phát quang sinh học, đã được quan sát ở một vài vi khuẩn biển. Những vi khuẩn này phát ra một nguồn sáng ổn định mỗi khi chúng đạt đến một mức tập trung nhất định các phần tử hữu cơ trong nước biển.
Dù đây là hiện tượng đã được biết đến, nhưng những lợi ích của việc phát sáng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nay, các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Hebrew (Israel) đã tìm ra lý do. Kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng do những vi khuẩn phát ra thu hút kẻ săn mồi, thường là những động vật phù du, ăn các vi khuẩn này nhưng không thể tiêu hóa chúng. Các vi khuẩn này tiếp tục phát sáng trong bụng của động vật phù du, “tố giác” sự hiện diện của sinh vật này. Hậu quả của sự “lộ hàng” chính là việc động vật phù du bị kẻ săn mồi, trong trường hợp này là cá, tấn công.
Một sinh vật phù du sau khi ăn vi khuẩn - (Ảnh: Science Daily)
Trong nhiều cuộc thử nghiệm được thực hiện ở môi trường tối hoàn toàn, nhóm nghiên cứu nhận thấy những loài cá ăn đêm có thể phát hiện một cách dễ dàng động vật phù du phát sáng và xơi tái chúng. Trong khi đó, cá lại không bị cuốn hút bởi những động vật phù du đã nuốt vi khuẩn bị biến đổi và vì thế không phát sáng. Tiếp tục nghiên cứu những loài cá ăn động vật phù du, các nhà nghiên cứu phát hiện vi khuẩn phát sáng thậm chí còn sống sót qua đường ruột của cá.
Theo các chuyên gia, việc một số động vật phù du bị cuốn hút vào sự phát sáng của các vi khuẩn dường như trái ngược với bản năng sinh tồn của chúng, do điều đó làm tăng nguy cơ bị tấn công và ăn thịt. Động vật phù du “biết” một tia sáng trong nước sẽ báo hiệu sự hiện diện của vật liệu hữu cơ mà chúng muốn ăn. “Trong khoảng tối dưới biển sâu có ít thức ăn, vì thế động vật phù du chấp nhận mạo hiểm bị phát sáng khi ăn vi khuẩn phát sáng”, Giáo sư Amatzia Genin, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.
