Phát triển loại nhựa phân hủy trong một tuần dưới ánh sáng Mặt trời
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển loại nhựa dễ phân hủy phù hợp dùng trong các thiết bị điện tử, tách biệt với ánh nắng và oxy.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới tìm cách thay đổi quy trình sản xuất nhựa để tạo ra những loại vật liệu tan rã trong môi trường một cách an toàn và nhanh chóng. Nhóm nghiên cứu của Liang Luo, chuyên gia tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung, phát triển loại nhựa có thể phân hủy chỉ trong một tuần với những yếu tố nhất định, New Atlas hôm 11/7 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of the American Chemical Society.
Ánh sáng Mặt trời là một yếu tố làm phân hủy loại nhựa mà nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển. (Ảnh: Rangizzz/Depositphotos).
Vật liệu mới ra đời trong quá trình Luo nghiên cứu một loại cảm biến hóa học tiên tiến. Đó là một màng polymer có thể đổi màu theo độ pH. Quá trình này diễn ra nhờ cấu trúc phân tử độc đáo của nó. Các chuỗi monomer tạo màu đỏ đậm cho màng polymer và màu sắc này biến mất khi các liên kết bị phá vỡ.
Qua nhiều thí nghiệm, Luo cùng đồng nghiệp nhận thấy màu đỏ đậm của màng polymer nhanh chóng phai đi, tấm màng cũng vỡ ra sau vài ngày đặt dưới ánh sáng Mặt trời. Việc phá vỡ các liên kết như vậy là mục tiêu chung trong những nghiên cứu nhằm tái chế nhựa. Qua đó, Luo đã vô tình tạo ra một loại vật liệu tiềm năng thân thiện với môi trường.
Cấu trúc phân tử của loại nhựa mới không phù hợp để làm chai nước ngọt hay túi đựng đồ vì nó chỉ ổn định trong môi trường tối và không có oxy. Khi tiếp xúc với ánh nắng và không khí, nó tan rã nhanh chóng. Nó sẽ phân hủy hoàn toàn trong vòng một tuần, không để lại các mảnh vi nhựa gây hại cho môi trường. Một phụ phẩm của quá trình này là axit succinic, có thể tái chế để sử dụng trong dược phẩm hoặc thực phẩm.
Vật liệu mà nhóm nghiên cứu của Luo phát triển có thể dùng trong smartphone hoặc các thiết bị điện tử khác, ngăn cách khỏi không khí và ánh sáng trong suốt thời gian sử dụng. Luo cho rằng vật liệu mới sẽ tồn tại nhiều năm khi dùng theo cách này. Các thiết bị sau khi vứt bỏ cũng sẽ dễ phân rã hơn. Ông dự định tiếp tục nghiên cứu nhựa dễ phân hủy, nhưng việc thương mại hóa vẫn cần thêm nhiều năm.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
