Phát triển robot "vắt nọc bò cạp" để phục vụ nghiên cứu y học

Nọc độc của bò cạp có nhiều ứng dụng trong y học, bao gồm cả việc hỗ trợ nghiên cứu ung thư và phát triển thuốc chống sốt rét. Xưa giờ các nhà khoa học phải trích xuất chất độc một cách thủ công để nghiên cứu nhưng điều đó sẽ sớm được giải quyết nhờ vào con "robot vắt sữa” bò cạp được thiết kế để thu giữ nọc độc của nó một cách nhanh chóng và an toàn hơn.

Chi tiết hơn xíu, chất độc của bò cạp hiện được các nhà khoa học trích xuất một cách thủ công với sự hỗ trợ của các công cụ kích thích bằng điện lẫn vật lý. Cách làm này có thể khiến cho con bò cạp chết đi và gây khá nhiều phiền toái trong quá trình thực hiện. Ấy là chưa kể việc bắt giữ và lấy nọc của một con vật cực độc kỳ thực cũng chẳng có gì vui vẻ. Để giải quyết điều đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Ben M'sik Hassan II đã phát triển một thiết bị mang tên VES-4.

Phát triển robot vắt nọc bò cạp để phục vụ nghiên cứu y học
VES-4 được thiết kế để trích xuất nọc độc của bò cạp mà không làm hại nó.

VES-4 có thể hoạt động trong phòng thí nghiệm lẫn mang ra ngoài thực địa xài cũng được. Thiết bị này hoạt động bằng cách kẹp đuôi của con bò cạp lại, sau đó dùng dòng điện để kích thích nó bắn ra các giọt nọc độc. Lượng nọc độc này sẽ được thu lấy và giữ lại bên trong thiết bị. Mouad Mkamel, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “VES-4 được thiết kế để trích xuất nọc độc của bò cạp mà không làm hại nó, đồng thời cung cấp một kỹ thuật thí nghiệm an toàn hơn. Chỉ cần 1 người dùng remote điều khiển từ xa là đã có thể lấy nọc độc một cách an toàn".

Được biết VES-4 đã được thử nghiệm trên nhiều giống bò cạp khác nhau và có thể được lập trình để nhớ từng thiết lập, cho phép điều chỉnh các cài đặt một cách nhanh chóng qua các lần sử dụng. VES-4 còn có một màn hình LED có thể hiển thị tên của giống bò cạp đang thao tác. Trên thực tế, VES-4 không phải là con robot đầu tiên được dùng bởi các nhà khoa học trong y khoa. Trước đây, người ta đã tạo ra những thiết bị robot nhằm thiết kế thuốc, thậm chí là có cả robot nhân dạng để nuôi cấy mô thịt cấy ghép cho con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Microsoft tích hợp thành công một hệ thống AI siêu nhỏ vào Rasberry Pi 3

Microsoft tích hợp thành công một hệ thống AI siêu nhỏ vào Rasberry Pi 3

Thiết bị này do chính giám đốc mảng Machine Learning của Microsoft, ông Ofer Dekel tạo ra.

Đăng ngày: 05/07/2017
Hacker có thể ăn cắp thông tin người dùng từ… sóng não

Hacker có thể ăn cắp thông tin người dùng từ… sóng não

Kẻ xấu có thể lẻn vào bộ não và trích xuất thông tin cá nhân quan trọng nếu bạn sử dụng tại nghe điện não đồ (EEG) khi điền mật khẩu vào điện thoại hay máy tính.

Đăng ngày: 04/07/2017
Đây là chiếc điện thoại có thể gọi điện mà không cần pin

Đây là chiếc điện thoại có thể gọi điện mà không cần pin

Theo Wired, nguyên mẫu chiếc điện thoại (không dùng pin) trên đây chính là kết quả tuyệt vời nhất trong nghiên cứu kéo dài hàng năm trời của Talla.

Đăng ngày: 04/07/2017
Các nhà khoa học đã tạo được tia laser sắc nét nhất trong lịch sử

Các nhà khoa học đã tạo được tia laser sắc nét nhất trong lịch sử

Các nhà khoa học đã thiết lập một kỷ lục mới về độ sắc nét của laser khi tạo được một laser có độ rộng vạch phổ (linewidth) chỉ 10 milihertz (0,01 hertz).

Đăng ngày: 04/07/2017
Tuabin gió cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Tuabin gió cao gấp rưỡi tháp Eiffel

Tuabin gió SUMR50 cao 500m có thể cung cấp điện cho 50.000 hộ gia đình chỉ sau một lần quay cánh quạt.

Đăng ngày: 04/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News