"Phép lạ" ở thị trấn nằm giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới

Đối với nhiều người, thị trấn Huacachina với nước trong xanh mát rượi và cây cối tươi tốt là một phép lạ giữa sa mạc Peru.

Nép mình giữa những đụn cát cao chót vót trong Atacama, sa mạc khô cằn nhất thế giới là một ốc đảo. Khi lần đầu những kẻ lữ hành đi qua sa mạc khám phá ra nơi này, với đầm phá đầy ăm ắp nước và cây cối tốt tươi bao quanh, họ đã không khỏi mừng vui.

Phép lạ ở thị trấn nằm giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới
Trong những năm 1950, nơi đây dần thưa người đến và tưởng chừng như bị bỏ rơi suốt nhiều thập niên sau đó. (Ảnh: Culturetrip).

Mặc dù các nhà khoa học đã chứng minh đầm phá được hình thành tự nhiên, người dân Peru vẫn truyền tai nhau về một huyền thoại.

Truyền thuyết kể rằng trước đây có một nàng công chúa Inca xinh đẹp đến tắm ở khu vực ốc đảo. Khi đang tắm, cô vô tình phát hiện có một chàng thợ săn đáng lén nhìn trộm mình. Bối rối, công chúa liền chạy khỏi nơi này. Chiếc gương cô mang theo bị rơi vỡ, những mảnh nhỏ đó tạo nên ốc đảo tươi tốt trên sa mạc như ngày nay. Áo choàng mà cô để quên biến thành những đụn cát khổng lồ.

Người dân Peru tin rằng, công chúa đã biến thành nàng tiên cá và vẫn đang sống ở phía dưới đầm phá. Thỉnh thoảng vào những đêm trăng thanh gió mát, nàng sẽ xuất hiện trên mặt nước và cất giọng hát trong trẻo, tuyệt hay của mình để hát cho mọi người nghe.

Phép lạ ở thị trấn nằm giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới
Nơi đây là một trong những địa điểm du lịch hút khách của Peru. (Ảnh: Culturetrip).

Thị trấn Huacachina bắt đầu được xây dựng từ những năm 1940. Khi đó, tầng lớp giàu có tại Peru chọn nơi này để nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Đến những năm 1990, người dân địa phương bắt đầu quan tâm tới ốc đảo này. Họ đổ tiền tới đây để đầu tư kinh doanh, thu hút khách du lịch, theo Culturetrip.

Ngày nay, Huacachina là một ốc đảo thịnh vượng, với số lượng khách ghé thăm đông đúc. Xung quanh khu vực đầm phá là các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tiện lợi và công ty du lịch. Hàng trăm cư dân ở thị trấn đều sống chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ du lịch.

Phép lạ ở thị trấn nằm giữa sa mạc khô cằn nhất thế giới
Nơi đây cũng gắn với những truyền thuyết. (Ảnh: Culturetrip).

Đến Huacachina, du khách sẽ có cơ hội chơi các trò chơi trên sa mạc như trượt cát, lái xe địa hình... Tuy vậy, những chuyến du lịch như thế này không dành cho người yếu tim. Một trong những trò chơi mạo hiểm được du khách yêu thích nhất tại đây là trèo lên đỉnh của một đụn cát, rồi đứng trên một ván trượt gọi là sandboard và trượt xuống.

Cũng chính vì lượng du khách những năm gần đây đổ tới Huacachina đông nên mực nước ở đầm phá đang giảm đi đáng kể. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ việc các nhà hàng khách sạn đào giếng ngầm thông với ốc đảo để lấy nước. Bên cạnh đó là do lượng nước bốc hơi và ít mưa. Tuy nhiên, điều này không hề làm giảm tham vọng của các nhà đầu tư. Họ đã lên kế hoạch để lấy nước từ thị trấn Ica gần đó bằng máy bơm để cung cấp nước cho thị trấn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News