Phi hành gia ăn uống thế nào khi mọi thứ cứ lơ lửng?

Cuộc sống của các phi hành gia từ lâu đã khiến bao người dưới mặt đất tò mò. Nhiều câu hỏi được đặt ra, trong đó thắc mắc hàng đầu là làm thế nào để ăn uống trong môi trường không trọng lực?

Thức ăn cho phi hành gia: đa dạng nhưng không có nước

Giả sử bạn đang chuẩn bị cho chuyến cắm trại dài hơn một tuần, bạn chắc chắn phải đem theo rất nhiều thực phẩm và các dụng cụ cần thiết. Thực phẩm phải được bảo quản kĩ lưỡng với yêu cầu phải giữ được lâu.

Về cơ bản, những phi hành gia cũng giống như vậy khi vào không gian. Họ phải chuẩn bị nhiều loại thức ăn với một số loại có thể ăn bình thường như bánh sôcôla hay trái cây. Một số khác thì cần phải loại bỏ nước để hạn chế ôi thiu như mì ống, phô mai hay mì ý.

Sống xa mặt đất không hẳn đồng nghĩa với ăn uống khắc khổ. Thực đơn của phi hành gia đa dạng với nhiều lựa chọn như trái cây, các loại hạt, bơ, thịt gà, thịt bò, hải sản, kẹo... Ngay cả thức uống cũng không ít loại như cà phê, trà, nước cam, nước chanh…

Phi hành gia ăn uống thế nào khi mọi thứ cứ lơ lửng?
Phi hành gia với món hamburger - (Ảnh: yummy.co.ke).

Do không có tủ lạnh, nên thực phẩm trên không gian phải được bảo quản và chuẩn bị kĩ càng để tránh hư hỏng, đặc biệt là khi cần thức ăn trong những nhiệm vụ dài ngày.

Gia vị - như nước sốt cà chua, mù tạt, sốt mayonnaise, không thiếu trên trạm vũ trụ. Muối, tiêu được giữ ở dạng lỏng, vì họ không thể rắc muốn hay tiêu vào đồ ăn. Hơn nữa, muối và tiêu có thể bịt các lỗ khí, làm bẩn thiết bị hoặc thậm chí dính vào mắt, miệng, mũi của phi hành gia, gây nguy hiểm.

Phi hành gia ăn 3 bữa một ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng đảm bảo thực phẩm cho họ phải giàu vitamin và chất khoáng. Lượng calo do thực phẩm cung cấp thì tùy vào từng người. Ví dụ, những phụ nữ nhỏ con thì cần khoảng 1.900 calo một ngày, trong khi đó nam giới cần đến 3.200 calo.


Phi hành gia Chris Hadfield chia sẻ vài vấn đề ăn uống trên Trạm không gian quốc tế - (Nguồn: Youtube).

"Nấu nướng" trên không ra sao?

Trên Trái đất, trọng lực giúp con người trong rất nhiều việc hằng ngày mà nhiều khi chúng ta không nhận ra. Chẳng hạn như trong nấu nướng.

Chúng ta có thể sửa soạn các công cụ, nguyên liệu và đặt để chúng lên bàn là nhờ trọng lực. Trộn được thực phẩm trong tô, đổ chất lỏng từ vật này sang vật khác, đặt đĩa bẩn vào bồn rửa hay bỏ thức ăn thừa vào thùng rác, tất cả đều nhờ có trọng lực.

Do vậy, một trong những khó khăn trước hết của các phi hành gia chính là xử trí như thế nào khi mọi thứ đều lơ lửng.

Hai vật dụng không thể thiếu khi họ "nấu ăn" là bao nhựa và băng keo (loại dùng cho dán ống nước). Để cắt nguyên liệu, phi hành gia dùng những bao nhựa được cố định dùng làm tấm thớt. Sau khi cắt xong thì dùng băng keo để cố định tạm thời.

Một điều mà các phi hành gia luôn phải cẩn thận đó là không cắt các túi nhôm đựng thực phẩm quá sâu hoặc xé luôn cả bao bởi chất ẩm trong bao sẽ làm băng keo mất độ dính, và dĩ nhiên sẽ làm cho mọi thứ bay tứ tung.

Phi hành gia ăn uống thế nào khi mọi thứ cứ lơ lửng?
Trái cây cứ bay lơ lửng, hai phi hành gia này sẽ ăn chúng ra sao? - (Ảnh: Space.com).

Phi hành gia dùng một cái bao để làm tô ướp đồ ăn, và nhiều cái bao phụ dành cho việc chuẩn bị nguyên liệu. Tuy nhiên, nhiều lúc khó có thể cho thực phẩm vào bao bởi vì không có lực để đẩy chúng rời khỏi bàn tay. Lúc này, các phi hành gia thường phải chà mạnh chúng để chúng rơi vào bao. Cũng chính vì vậy, xử lý những nguyên liệu được cắt lựu là một thảm họa.

Thực phẩm cho phi hành gia thường được tách nước để có thể bảo quản được lâu hơn. Do đó khi muốn ăn, họ phải cho nước vào đồng thời đem nấu trong nồi đối lưu không khí ở nhiệt độ 70 -750C. Thường mất khoảng 20-30 phút để bù lại nước và làm nóng một bữa ăn.

Phi hành gia có thể có nhiều thực phẩm, tuy nhiên họ khó lòng ăn ngon miệng bởi trong môi trường không trọng lực, hương thơm của thức ăn đã bay đi mất trước khi mũi có thể ngửi được. Ăn không có mùi thơm, chắc hẳn khó mà cảm nhận hết vị ngon.

Trong khi đó, chất lỏng vào người phi hành gia thường “trồi” lên nửa trên cơ thể. Điều này khiến cho họ có cảm giác nghẹt mũi thường xuyên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh địa tĩnh đầu tiên của Brazil đã đi vào hoạt động

Vệ tinh địa tĩnh đầu tiên của Brazil đã đi vào hoạt động

Theo phóng viên tại Nam Mỹ, ngày 6/7, Chính phủ Brazil cho biết vệ tinh địa tĩnh đầu tiên phục vụ công tác quốc phòng và liên lạc của nước này mang tên SGDC-1 bắt đầu đi vào hoạt động.

Đăng ngày: 10/07/2017
Quá trình vỡ nát của tiểu hành tinh lao vào khí quyển Trái Đất

Quá trình vỡ nát của tiểu hành tinh lao vào khí quyển Trái Đất

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sử dụng siêu máy tính Pleiades để mô phỏng khoảnh khắc một tiểu hành tinh bị đốt cháy khi tiếp xúc với khí quyển Trái Đất, Gizmodo hôm 29/6 đưa tin.

Đăng ngày: 09/07/2017
10 điều thú vị về các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

10 điều thú vị về các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

Tiểu hành tinh là một thiên thể đá, không có không khí, quay xung quanh Mặt Trời và có kích thước quá nhỏ để gọi là hành tinh.

Đăng ngày: 08/07/2017
Mô phỏng môi trường sao Hỏa trên sa mạc đá

Mô phỏng môi trường sao Hỏa trên sa mạc đá

Các nhà khoa học mô phỏng môi trường sao Hỏa trên sa mạc đá để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của con người trong tương lai.

Đăng ngày: 08/07/2017
Vụ nổ siêu tân tinh bắn sao siêu tốc xuyên thiên hà

Vụ nổ siêu tân tinh bắn sao siêu tốc xuyên thiên hà

Các vụ nổ siêu tân tinh là thủ phạm gây ra những ngôi sao bay với tốc độ siêu cao xuyên qua các thiên hà.

Đăng ngày: 07/07/2017
Dọn rác trong vũ trụ bằng robot mô phỏng chân tắc kè

Dọn rác trong vũ trụ bằng robot mô phỏng chân tắc kè

Các nhà nghiên cứu tại cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA và đại học Stanford ở California vừa phát triển một robot lấy cảm hứng từ chân tắc kè.

Đăng ngày: 07/07/2017
Tàu BepiColombo và hành trình tới hành tinh bí ẩn nhất hệ Mặt Trời

Tàu BepiColombo và hành trình tới hành tinh bí ẩn nhất hệ Mặt Trời

BepiColombo sẽ là sứ mệnh đầu tiên của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đến hành tinh gần Mặt Trời nhất này.

Đăng ngày: 07/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News